Bắt đầu xuất hiện với tần suất dày đặc trong những năm gần đây. Chất liệu vải oxford, một cái tên vừa quen lại vừa lạ. Quen bởi vì Oxford là tên một trường đại học danh tiếng tại Anh. Còn lạ là bởi vì chúng ta chưa từng nghe đến tên loại vải này trước đó. Vậy đây là chất liệu vải gì? Có bền hay không? Cùng lamifashion.vn tìm hiểu nhé.
Vải oxford là chất liệu vải gì?
Vải oxford được tạo ra từ sự kết hợp giữa sợi bông và sợi polyester nhân tạo. Điều này mang đến cho sợi vải những đặc tính ưu việt thu hút người dùng. Chất liệu vải có được độ bền vô cùng cao, độ giữ màu tốt qu thời gian dài sử dụng. Bên cạnh đó, chất vải cũng rất hiếm khi bị nhăn, nếp vải luôn giữ được tính thẩm mỹ cao. Chưa hết, chúng còn có khả năng chống nước tốt, và khả năng chống ẩm vượt trội.

Xuất hiện lần đầu tiên tại Anh Quốc vào những thập niên 80. Cái tên Oxford gắn liền với một trường đại học danh tiếng tại đây. Những năm tiếp theo, chất liệu này nhanh chóng chiếm được sự yêu thích của người dùng. Bởi nó đáp ứng được hầu hết các yêu cầu sử dụng khắt khe của khách hàng lúc bấy giờ.
Được sản xuất từ rất lâu về trước, nhưng loại vải này chỉ mới bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam những năm gần đây. Cũng bởi vì đây là chất liệu khá đắt đỏ, chỉ chuyên dùng cho các mặt hàng cao cấp. Do đó, độ phổ biến của nó vẫn còn nhiều hạn chế.
Nguyên nhân vải oxford được sử dụng phổ biến trong thời trang
Là loại vải cao cấp với nhiều ưu điểm vượt trội. Vải oxford luôn được các nhãn hàng thời trang cao cấp ưu ái trong việc chọn lựa thiết kế. Vậy tại sao chúng lại được ưa chuộng đến vậy? Cùng điểm qua một số đặc tính nổi bật dưới đây nhé.
- Chống thấm tốt: Đặc điểm nổi bật đầu tiên của loại vải này chính là khả năng chống thấm nước cực kỳ tốt. Điều này nhanh chóng giúp chất liệu này ghi điểm trong mắt người dùng. Bởi chúng có khả năng đáp ứng được hầu hết các kiểu khí hậu ở nhiều quốc gia

- Chất liệu mềm mịn: Đặc tính nổi bật thứ 2 cũng gần như là đặc tính quan trọng nhất. Vải oxford có được vẻ ngoài tinh tế mang tính thẩm mỹ khá cao. Chất liệu vải khi sờ vào vô cùng mềm mịn. Mang đến cho người dùng vẻ đẹp trang nhã, sang trọng.
- Lớp vải dày dặn: Bên cạnh đó, chất liệu này cũng có được độ dày vải nhất định. Các sợi vải được đan dệt một cách chắc chắn. Do vậy, chúng có được đồ bền cao. Và có thể chịu được các tác động mạnh từ bên ngoài. Đây cũng là lý cho chúng rất được ưa chuộng trong việc may thành balo, túi xách,…
- Khả năng chống ẩm: Cuối cùng, đặc tính ưu việt khiến loại vải này nhanh chóng chinh phục được các nhà thiết kế đó chính là khả năng chống ẩm cực kỳ cao. Chất vải thấm hút và nhanh chóng thoát hơi. Giúp người dùng không còn bất kỳ e ngại nào trong những ngày trời nóng ẩm. Hay khi bất chợt bắt gặp cơn mưa rào nào đó. Đặc tính này cũng giúp người dùng tiết kiệm được khá nhiều thời gian khi phơi khô vải.
- Chia sẻ với bạn bài viết: Backpack là gì? Sự khác biệt backpack và rucksack
Ưu nhược điểm của vải oxford
Chinh phục người dùng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Đâu là lý do khiến vải oxford được yêu thích đến thế? Chắc chắn là các bạn không thể bỏ qua những ưu điểm nổi bật của loại vải này.
Ưu điểm của vải oxford
Độ bền màu cao: Dù được sử dụng thường xuyên trong thời gian dài. Chất liệu này vẫn giữ được màu sắc nguyên vẹn như lúc ban đầu. Không bị phai, sờn màu. Làm cho các bộ quần áo luôn giữ được tính thẩm mỹ cao.
Độ bền cao: Được kết hợp từ sợi bông và sợi polyester. Chất liệu này có được lớp vải dày dặn và độ bền khá cao. Giúp lớp vải có khả năng chịu lực cực kỳ tốt. Vẫn giữ được cấu trúc vải trước các tác nhân bên ngoài. Chính vì thế, người dùng không cần lo lắng về chất lượng của chúng.

Nhanh khô và hút ẩm tốt: Tuy có chất liệu dày dặn nhưng chất liệu này có khả năng hút ẩm vô cùng cao. Điều này góp phần tiết kiệm phần lớn thời gian làm sạch vải cho người dùng. Bên cạnh đó, chúng cũng rất thích hợp mặc trong những vùng có thời tiết nóng ẩm. Bởi khả năng thấm hút mồ hôi vượt trội.
Không co giãn: Đối với một số loại vải có khả năng thấm hút tốt. Chúng thường bị nhàu, giãn và mất cấu trúc sau nhiều lần giặt. Tuy nhiên, đối với vải oxford, nhược điểm này đã hoàn toàn được khắc phục.
Mềm mại, chất vải nhẹ: Khi dùng tay sờ vào bề mặt vải, người dùng sẽ nhanh chóng cảm nhận được sự thoải mái. Bởi chất liệu này có được độ mềm mại vô cùng cao. Bên cạnh đó, trọng lượng của chúng cũng khá nhẹ. Khi khoác lên mình, chúng sẽ mang đến cho bạn cảm giác dễ chịu.
Vải oxford có nhược điểm gì không?
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, vải oxford cũng còn một vài hạn chế nhỏ.
- Gây ô nhiễm môi trường: Do được sản xuất bằng loại sợi nhân tạo, chất liệu này gây ra hiệu ứng nhà kính.
- Bên cạnh đó, khi được thải ra môi trường, chúng cũng không có khả năng tự phân huỷ. Mà tồn tại trong rất nhiều năm. Điều này ít nhiều cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên.
Các loại vải oxford và cách phân biệt
Hiện nay, trên thị trường có nhiều phân loại vải oxford khác nhau. Tuy nhiên, bài viết này mình sẽ đề cập đến 2 loại vải phổ biến nhất nhé.
Vải Oxford Polyester
Đây là chất liệu khá được yêu thích tại các nước Âu Mỹ. Được sản xuất từ thành phần chính là sợi Polyester nhân tạo. Chất liệu vải có độ bền cực kỳ cao, khả năng chống nước tốt, lại bền màu. Chính vì thế, các nhãn hàng thời trang cao cấp như: Mark Ryden, Bange, Arctic Hunter,…. luôn ưu tiên chọn loại vải này cho thiết kế của mình.

Vải Oxford PVC
Tương tự như chất liệu vải oxford Polyester. Chất liệu này cũng sở hữu cho mình những đặc tính nổi bật của loại vải oxford truyền thống. Tuy nhiên, chất liệu này có được một ưu điểm vượt trội hơn. Bề mặt vải sáng và bóng góp phần làm mờ đi các đường vân dệt trên lớp vải. Điều này làm tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm lên gấp nhiều lần.

Phân biệt 2 loại vải trên như thế nào?
Để phân biệt được 2 loại vải này, người dùng hoàn toàn có thể cảm nhận bằng mắt thường qua đặc điểm dưới đây:
- Đối với vải Oxford Polyester, các đường dệt vải sẽ được hiện rõ trên bề mặt. Chỉ cần một cái liếc nhìn, bạn hoàn toàn có thể khẳng định tên của chúng.
- Còn đối với oxford PCV, những sợi dệt này sẽ bị ẩn dưới một lớp phủ. Và bạn không thể nhìn thấy chúng một cách dễ dàng. Bạn sẽ cảm nhận được bề mặt vải khá trơn mịn và có độ bóng cao.
Bạn chưa biết “Chất vải chiffon là gì? Những ưu nhược điểm của vải chiffon trơn”: Xem tại đây
Công dụng của vải oxford
Có được những đặc tính nổi trội bật nhất thị trường. Vải oxford được ưa chuộng và ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau.
Sản xuất balo, túi xách
Với những đặc tính như trọng lượng nhẹ, chống nước tốt. Đây là loại vải vô cùng phù hợp để sản xuất thành balo, túi xách.

Thời trang
Với vẻ ngoài có tính thẩm mỹ cao. Loại vải này rất được yêu thích khi may thành các mẫu áo sơ mi nam. Chúng mang lại cho người mặc phong thái lịch lãm, sang trọng. Bên cạnh đó, chúng cũng được ứng dụng may thành đồng phục bảo hộ và áo đi mưa. Nhờ vào khả năng chống thấm tốt và hút ẩm cao.

Hướng dẫn làm sạch và bảo quản vải oxford
Là loại vải cao cấp với ưu điểm vượt trội. Người dùng cần bảo quản chúng một cách hợp lý để đảm bảo chúng giữ được độ bền cao qua thời gian dài sử dụng.
- Dùng nước xả vải: Việc sử dụng nước xả sau mỗi lần giặt sẽ làm cho chất vải trở nên mềm mại hơn.

- Không dùng bàn chải: Tuyệt đối không dùng bàn chải chà lên bề mặt vải khi làm sạch. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến cấu trúc cũng như độ bền của vải. Bên cạnh đó, chúng còn làm mất đi vẻ đẹp bóng mịn của bề mặt vải
- Không phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời: Để giúp vải giữ được màu sắc ban đầu cũng như độ bền cao. Cần tránh phơi vải dưới ánh nắng mặt trời gay gắt. Thay vào đó, bạn hãy chọn những nơi có bóng râm thoáng mát khi phơi nhé.
Qua bài viết này, hy vọng rằng những thông tin hữu ích về vải oxford được nêu trên sẽ giúp bạn giải đáp được những băn khoăn trong lòng. Bên cạnh đó, đừng quên những mẹo nhỏ về cách phân biệt vải cũng như cách bảo quản vải mà chúng mình đã đề cập nhé. Chúng sẽ rất hữu dụng đấy.