Vải Satin Là Gì ? Tất Cả Thông Tin Cần Biết

Các tín đồ đam mê thời trang có lẽ đã từng ít nhất một lần nghe đến chất liệu vải satin. Đây là một trong những loại vải cao cấp được sử dụng phổ biến bật nhất hiện nay. Bạn đã biết vải satin là gì chưa? Loại vải này có nguồn gốc từ đâu? Chúng có những đặc tính nổi bật gì? Được bán với giá bao nhiêu? Dưới đây là lời giải đáp của lamifashion.vn cho những câu hỏi này.

Vải satin là gì ?

Khái niệm

Vải satin là gì? Vải satin hay còn được gọi là sa tanh. Là một loại vải có đặc tính tương tự như lụa truyền thống. Được sản xuất bằng phương pháp kỹ thuật dệt vân độc đáo. Bằng cách tạo ra những cấu trúc vải chặt chẽ từ việc đan các sợi ngang và sợi dọc.

Chất vải satin là vải gì
Chất vải satin là vải gì

Satin hiện nay được ưa chuộng sản xuất từ nhiều chất liệu khác nhau. Tùy theo mục đích sử dụng. Nhà sản xuất có thể sử dụng sợi tơ tằm, lụa hay cotton dệt thành vải sa tanh. Chất liệu này có được bề mặt vải có độ óng ánh vô cùng cao. Bên cạnh đó, lớp vải cũng khá mềm mịn, bề mặt vải lại không bám bụi. Đây là loại vải cao cấp được đánh giá cao về tính thẩm mỹ và độ sang trọng.

  • Bật mí cho bạn tất tần tật những điều cần biết về loại vải kate

Nguồn gốc xuất xứ

Vào thời kỳ Phục Hưng, vải satin còn được biết đến với tên gọi satun. Nhiều năm sau đó, chúng được đổi tên thành saete. Tên gọi này mang ý nghĩa chỉ sự óng ánh, độ bóng bắt mắt.

Nguồn gốc xuất xứ của vải satin
Nguồn gốc xuất xứ của vải satin

Cũng có giả thuyết cho rằng chúng đã xuất hiện hơn 2000 năm trước tại Trung Quốc. Phương pháp sản xuất satin từng được xem là kỹ thuật bí truyền tại đây. Và được quốc gia này giữ bí mật trong nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, sau đó chúng vẫn được tiết lộ ra ngoài và du nhập đến các quốc gia lân cận.

Sau đó, cùng với sự ra đời của con đường tơ lụa, vải satin được du nhập đến phương Tây vào thời Hy Lạp Cổ. Và mãi cho đến giai đoạn Trung Cổ, loại vải này mới được sản xuất tại châu Âu.

Vào giai đoạn đó, nguồn cung cấp vải khá khan hiếm, trong khi nhu cầu sử dụng lại vô cùng cao. Do vậy, loại vải này có giá thành khá đắt đỏ, và được xem là chất liệu cao cấp. Chính vì thế, chúng chỉ được sử dụng sản xuất các trang phục tại nhà thờ. Hoặc chỉ những người quyền quý nằm ở giai cấp thượng lưu mới có khả năng sở hữu loại vải này.

Tuy nhiên, sau đó chất liệu này lại bất ngờ trở nên vô cùng phổ biến vào năm 1970. Bởi giai đoạn này, các sợi tơ nhân tạo như nylon, polyester đã ra đời. Chính vì thế được thêm vào thành phần sợi dệt trong lớp satin. Vì thế, chúng được bán với giá phải chăng hơn. Và được sử dụng rộng rãi ở mọi tầng lớp chứ không riêng gì giới quý tộc.

Mặc khác, trang phục corset satin vào lúc này là biểu tượng thời trang của cái đẹp. Chúng nhanh chóng trở thành xu hướng trong cộng đồng phái nữ. Bởi thiết kế này giúp họ biến đường cong cơ thể mình thành thân hình đồng hồ cát.

Các loại vải satin thông dụng

Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, vải satin cũng được biến tấu thành nhiều phân loại khác nhau. Tùy vào thành phần nguyên liệu sản xuất. Mỗi loại vải đều sở hữu cho mình những đặc tính riêng. Dưới đây là một vài loại chất liệu satin thông dụng hiện nay.

Vải satin lụa

Satin lụa được biết đến là loại vải truyền thống cao cấp. Bởi chúng được dệt hoàn toàn từ sợi tơ tằm tự nhiên. Chính vì thế, loại vải này thường có giá thành khá cao. Và chỉ được sử dụng trong các thiết kế cao cấp, sang trọng

Vải satin lụa
Vải satin lụa

Các sợi tơ được sử dụng trong chất liệu này đều được chọn lọc một cách tỉ mỉ. Chúng phải đảm bảo được chất lượng. Và phải là sợi dệt có độ mỏng và mềm nhất.

Satin lụa được đánh giá là có vẻ ngoài vô cùng sang trọng và tinh tế. Bề mặt vải có được độ bóng và óng ánh tự nhiên. Bên cạnh đó, khi sờ vào người dùng sẽ ngay lập tức cảm nhận được độ mềm mịn dễ chịu.

Vải satin cotton

Xuất hiện vào cuối thời kỳ Phục Hưng và được sử dụng phổ biến ở các quốc phương Tây. Từ Ý, Tây Ban Nha, Pháp, Anh cho đến các nước thuộc địa của mỹ. Gioongs với tên gọi, vải satin cotton được dệt từ những sợi cotton được chọn lựa kỹ lưỡng. Có độ mềm mịn cao.

Vải satin cotton
Vải satin cotton

Giá thành của loại vải này thường rẻ hơn loại satin lụa truyền thống. Bên cạnh đó, chúng cũng có được độ bền cao, dáng vải đẹp hơn. Do vậy, được sử dụng khá rộng rãi

Ngoài ra hiện này còn có một số loại satin được cải tiến từ nhiều chất liệu khác như:

Ưu – Nhược điểm của vải satin

Ưu – Nhược điểm của vải satin
Ưu – Nhược điểm của vải satin

Tương tự như các loại vải khác, satin cũng sở hữu cho mình những ưu nhược điểm riêng.

Ưu điểm của vải satin

Vẻ đẹp óng ánh: Được đánh giá khá cao về tính thẩm mỹ. Bởi bề mặt vải satin có được độ óng ánh tự nhiên. Mang đến cảm giác sang trọng và quý phái cho người mặc.

Chất vải mềm mịn, nhẹ: Bên cạnh vẻ ngoài sang trọng, chất liệu satin cũng có được độ mềm mịn cao. Trọng lượng vải cũng khá nhẹ. Do vậy, khi mặc mang đến cảm giác vô cùng dễ chịu

Thấm hút tốt, thoáng mát: Chất liệu này cũng có được độ thấm hút khá cao. Lớp vải cũng vô cùng thoáng khí. Vì thế, satin rất được ưa chuộng sử dụng trong các thiết kế trang phục mùa hè.

Điều hoà nhiệt độ: Ngoài việc thấm hút tốt vào những ngày nóng bức. Satin cũng cũng có được khả năng giữ nhiệt cao. Do vậy, vào mùa đông đây cũng là loại vải phù hợp cho các trang phục giữ ấm

An toàn cho da: Với thành phần hoàn toàn từ tự nhiên. Người dùng có thể hoàn toàn yên tâm về độ lành tính của chất liệu này. Lớp vải vô cùng an toàn với làn da và không hề gây kích ứng. Kể cả với những làn da nhạy cảm.

Màu sắc đa dạng: Một điểm cộng tuyệt đối cho chất liệu này chính là màu sắc vô cùng đa dạng. Người dùng có thể tuỳ ý lựa chọn cho mình màu sắc yêu thích.

Vải satin có nhược điểm gì?

Khó may: Do đặc tính vải khá trơn, mịn và mỏng. Do vậy gặp khá nhiều khó khăn trong quá trình cắt vải và may trang phục

Dễ nhăn, xước: Chất liệu vải satin rất dễ nhăn trước các tác động bên ngoài. Bên cạnh đó, khi gặp các vật nhọn chẳng hạn như vết cắt móng tay. Các sợi tơ trên bề mặt vải dễ dàng bị xước làm mất đi tính thẩm mỹ.

Khó làm sạch: Loại vải này đòi hỏi quy trình làm sạch vô cùng cẩn thận và tỉ mỉ.

Dễ bắt lửa: Khi cất giữ vải ở nơi có nhiệt độ cao hoặc gần lửa. Chất liệu này rất dễ bắt lửa và cháy.

Giá thành cao: Được đánh giá là loại vải cao cấp có thành phần tơ tự nhiên. Do vậy, giá thành của chất liệu này thường khá cao.

Ứng dụng của vải satin trong đời sống

Có được tính thẩm mỹ vô cùng cao, góp phần mang đến vẻ đẹp sang trọng cho người dùng. Do vậy, vải satin được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực.

Lĩnh vực may mặc

Váy cưới: Từ rất lâu trước đây, satin đã được chú ý và trở thành lựa chọn hàng đầu của các nhà thiết kế cho trang phục này. Bề mặt vải mềm mịn, có được nét óng ánh sang trọng. Chất liệu này là sự chọn lựa hoàn hảo cho các mẫu váy cưới trắng tinh khiết, trang nhã.

Thiết kế váy cưới từ vải satin
Thiết kế váy cưới từ vải satin

Đồ lót: Satin cũng rất được ưa chuộng trong lĩnh vực đồ lót. Với vải mềm mại luôn mang đến cho người dùng cảm nhận thoải mái, dễ chịu. Bên cạnh đó, chất liệu có độ an toàn cao. Rất phù hợp với các trang phục tiếp xúc trực tiếp với làn da như đồ lót.

Quần áo, phụ kiện: Những mẫu thiết kế trang phục sang trọng như váy dạ hội, đầm dự tiệc, áo, váy. Cũng rất ưa chuộng sử dụng thiết kế này. Bất kỳ người nào khi diện trang phục satin. Luôn là điểm nhấn nổi bật khi đứng giữa đám đông trong các buổi dạ tiệc. Satin còn được sử dụng trong các phụ kiện thời trang như ruy băng, khăn choàng cổ,…

  • Có thể bạn quan tâm đến loại cải tuyết sa cát và so sánh với vải cát hàn: Xem ngay tại đây

Sản xuất chăn ga gối từ vải satin

Ngoài lĩnh vực thời trang, satin cũng được ứng dụng phổ biến trong sản xuất chăn ga gối đệm. Có được đặc tính khá bụi tốt, lớp vải mềm mại lại an toàn cho da. Đây là sự lựa chọn tuyệt vời cho những chiếc gối trong phòng ngủ.

Sản xuất chăn ga gối từ vải satin
Sản xuất chăn ga gối từ vải satin

Lĩnh vực nội thất

Satin còn được tin dùng trong lĩnh vực nội thất, đặc biệt là đồ gia dụng như thảm, khăn trải bàn, vải bọc sofa. Những tấm vải satin óng ánh đầy màu sắc khi được trải dưới ánh đèn vàng. Càng làm cho không gian nhà trở nên sinh động, sang trọng và không kém phần tinh tế.

Khăn trải bàn bằng vải satin
Khăn trải bàn bằng vải satin

Các thắc mắc thường gặp về vải satin

Giá của vải satin bao nhiêu?

Trên thị trường hiện nay có nhiều phân khúc vải satin khác nhau. Tùy vào chất liệu và chất lượng của vải, giá thành của chúng cũng có sự chênh lệch

Vải satin có thành phần tơ tự nhiên thường có giá khá cao. Còn đối với các chất liệu satin pha với các loại sợi khác. Giá thành của chúng tương đối vừa phải. Thường được bán dao động từ 80.000đ cho đến 120.000đ một mét vải.

Ở đâu bán vải satin

Satin từ lâu đã trở thành loại vải được sử dụng phổ biến. Do vậy bạn có thể dễ dàng tìm mua chúng ở các sạp vải từ lớn đến nhỏ. Các sạp vải này được được bày bán tại các khu chợ truyền thống.

Ngoài ra, hiện nay bạn cũng có thể chủ động mua chúng tại các sàn thương mại điện tử như shopee, lazada. Những nền tảng này cho phép bạn lựa chọn, và so sánh giá thành từ nhiều nhà cung cấp khác nhau.

Bảo quản sao cho đúng cách?

Vải satin là chất liệu vải có nguồn gốc từ tự nhiên. Do vậy, cần có cách bảo quản phù hợp nhằm giúp vải giữ được chất lượng vốn có.

Cách bảo quản vải satin
Cách bảo quản vải satin

Vải satin khá mềm và có độ bóng cao. Cấu trúc sợi cũng tương đối mỏng. Do vậy, người dùng nên chọn phương pháp giặt khô khi làm sạch vải. Satin không chịu được nhiệt độ cao. Vì thế người dùng nên hạn chế ủi vải. Nếu cần, hãy sử dụng mức nhiệt độ thấp

Khi giặt và bảo quản, cần hạn chế vò, vắt mạnh hoặc gấp sản phẩm thành nếp. Điều này sẽ làm cho bề mặt vải trở nên nhăn nhó, khó coi. Hãy chọn những nơi khô thoáng khi phơi vải. Cần hạn chế phơi vải dưới ánh nắng trực tiếp.

Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn đầy đủ những thông tin cần thiết về vải satin là gì. Khi chọn lựa vải, đừng quên xem lại những lưu ý cũng như đặc tính được nêu ra trên bài viết nhé.

5/5 - (1 bình chọn)