Tại một quốc gia có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam, vải thun nhanh chóng trở thành chất liệu được ưa chuộng và sử dụng. Bởi chất liệu này có được những đặc tính phù hợp với mục đích sử dụng của người dùng tại đây. Vải thun là gì? Bài viết dưới đây của Lami Fashion sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về chất liệu này.
Vải thun là gì? Có nguồn gốc từ đâu?
Vải thun hay còn được gọi là vải spandex. Là một chất liệu được dệt từ các loại sợi tổng hợp như: cotton, nylon, polyester,… Đặc tính của loại vải này thường mỏng và dễ cắt may. Do vậy rất được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi

Xuất hiện lần đầu tiên vào Thế chiến thứ 2. Sau hàng loạt các thí nghiệm nhằm tạo ra chất liệu vải có độ co giãn và mềm mịn cao. 10 năm sau đó, chất liệu vải thun đầu tiên được ra đời. Và nhanh chóng được cấp bằng sáng chế của Đức vào năm 1952
Mãi đến năm 1962, loại vải này mới chính thức được công bố ra thị trường bởi Du Pont. Đây cũng là bước ngoặt quan trọng giúp thương hiệu này dẫn đầu về doanh số bán hàng trên thế giới.
Vải thun hiện nay là chất liệu vô cùng được ưa chuộng. Hầu như bất kỳ ai cũng đều sở hữu cho mình một chiếc áo thun trong tủ đồ. Bên cạnh đó, chất liệu này còn được ứng dụng vào lĩnh vực nội thất, phụ kiện thời trang,…
- Tham khảo bài viết: Vải satin là gì? Tất cả thông tin cần biết
Đặc điểm nổi bật của vải thun
Vải thun được ưa chuộng đến vậy là nhờ chúng sở hữu nhiều đặc điểm nổi bật.
Tính đàn hồi cao
Đây cũng là một trong những ưu điểm nổi bật nhất của chất liệu này. Có được độ co giãn cao. Do vậy, khi mặc người dùng không cần quá lo lắng về kích cỡ của chất liệu này.
Vải thun là nguyên liệu hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất đồ thể thao. Chất liệu này tạo sự thoải mái, chuyển động dễ dàng và không bó sát khi mặc. Do vậy, các mẫu áo oversize hầu hết đều sử dụng chất liệu này.
Vải thun dễ gia công
Bề mặt vải thun mềm mại, các cấu trúc sợi được dệt chặt chẽ. Do vậy, chúng rất dễ cắt may và tạo hình. Từ đó chiếm được sự yêu thích của các nhà thiết kế
Bên cạnh đó, chất liệu này không kén người dùng. Các ý tưởng thiết kế từ truyền thống đến hiện đại đều dễ dàng ứng dụng trên chất liệu này. Khi mặc, chất thun toát lên sự năng động, trẻ trung tràn đầy sức sống.

Độ bền tốt
Được tạo ra từ quá trình nghiên cứu tỉ mỉ và lâu dài. Vải thun có được khả năng bắt màu vô cùng tốt. Bên cạnh đó, các họa tiết trang trí cũng dễ dàng được thêm vào trên bề mặt vải.
Bên cạnh đó, chất liệu này cũng có được độ bền cao. Khả năng giữ màu của chúng cũng khá tốt. Người dùng có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng chất liệu này trong thời gian dài.
- Có thể bạn quan tâm đến: Vải acrylic là gì? Đặc tính và phương pháp bảo quản
Vải thun có độ thoáng khí cao
Lý do vải thun được sử dụng nhiều trong đồ thể thao và trang phục mùa hè là bởi vì chất liệu này có độ thoáng khí vô cùng cao. Cấu trúc vải có nhiều lỗ nhỏ thông thoáng giúp cũng giúp chúng co giãn tốt hơn.

Chính vì thế, loại vải này được sử dụng nhiều trong các hoạt động ngoài trời. Và những ngày trời nóng bức oi ả
Bên cạnh đó, cấu trúc thoáng khí cũng giúp vải nhanh khô hơn. Vì vậy khi giặt cũng không để lại mùi hôi ẩm mốc gây khó chịu
Các loại vải thun phổ biến hiện nay
Trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều chất liệu thun khác nhau. Chúng được phân loại dựa theo chất liệu sản xuất và chất lượng sản phẩm. Dưới đây là một vài dòng vải thun phổ biến.
Vải thun cotton 100%
Chất liệu này được xem là loại vải thun có chất lượng tốt nhất. Chúng được sản xuất 100% từ sợi bông tự nhiên. Do vậy, sở hữu khả năng co giãn 4 chiều khá tốt
Tuy nhiên, chất liệu này có một điểm trừ nhỏ. Chất liệu thun cotton thường khá thô, cứng. Bề mặt vải sử dụng lâu ngày cũng dễ bị xù lông. Gây mất thẩm mỹ.

Thun cotton 65/35
Thun 65/35 hay còn được gọi là vải thun CVC. Chất liệu này có thành phần chứa 65% sợi cotton và 35% sợi PE.
Vì là chất liệu cotton pha, do vậy loại vải này thường có giá thành rẻ hơn chất liệu thun cotton. Tuy nhiên, thun 65/35 có khả năng chống nhăn tốt, và vẫn giữ được những ưu điểm của thun cotton. Do vậy, chúng được sử dụng vô cùng rộng rãi

Thun cotton 35/65
Thun 65/65 còn có tên gọi khác là vải TC. Thành phần chính của chất liệu này là 65% sợi PE.
Loại vải này có giá thành khá rẻ. Tuy nhiên, khi mặc lại có cảm giác khá bí, gây ra cảm giác khó chịu
Vải thun cá sấu
Thun cá sấu là chất liệu khá phổ biến hiện nay. Cấu trúc vải được thiết kế có nhiều lỗ nhỏ trên bề mặt. Do vậy, có được độ thoáng khí cao. Trên thị trường hiện nay có 5 phân loại vải cá sấu phổ biến.

3.4.1 Vải cá sấu 65/35
Chất liệu này có thành phần kết hợp giữa cotton và polyester. Do vậy chúng vừa có độ thông thoáng cao. Vừa sở hữu độ bền tốt. Bề mặt vải cũng khá đẹp và rất hiếm khi bị xù lông khi sử dụng
Tuy nhiên, loại vải này có khả năng giữ màu khá kém. Màu sắc trên bề mặt vải dễ bị phai nhạt sau thời gian dài giặt giũ.
3.4.2 Vải thun cá mập
Loại vải này còn được gọi là thun cá sấu 2 chiều. Bề mặt vải khá thô cứng và ít co giãn.
Bên cạnh đó, màu sắc của vải cũng không có được độ bền cao
3.4.3 Vải cá sấu thái
Chất liệu vải cá sấu thái có được bề mặt vải khá đẹp và độ bền cao. Lớp vải cũng hiếm khi bị xù lông, và chống nhăn tốt.
Tuy nhiên, chất liệu này khi giặt rất dễ ra màu. Do vậy, cần phân loại màu vải khi giặt
3.4.4 Cá sấu cotton 100%
Giống với tên gọi, loại vải này được sản xuất 100% sợi bông tự nhiên. Do vậy, chúng có được độ thông thoáng cao và thấm hút tốt
Hiện nay, chất liệu này có giá thành khá cao và được sản xuất ít. Do vậy, khá khó khăn khi tìm mua loại vải này
3.4.5 Cá sấu polyester dạng tổ ong
Chất liệu này thường được sử dụng may áo cổ trong. Chúng có được độ thông thoáng cao. Do vậy, khi mặt không cảm thấy bí bách và hầm nóng.
- Giải đáp thắc mắc: Vải nỉ là gì? Vải có tốt không và cách sử dụng thế nào?
Vải thun lạnh
Vải thun lạnh được sản xuất chủ yếu từ 2 loại sợi nylon và polyester. Thỉnh thoảng, người ta thường pha thêm 2-5 m% sợi spandex. Chất liệu này thường có màu sắc phong phú đa dạng.

Lớp vải có khả năng chống thấm nước cực kỳ tốt, cũng hiếm khi bị nhăn. Bề mặt vải khi sờ vào khá trơn mịn và mềm mại.
Tuy nhiên, khi gặp nhiệt độ cao, lớp vải có xu hướng bị giãn. Vì vậy, người dùng cần lưu ý bảo quản vải đúng cách trong quá trình sử dụng
Vải thun được ứng dụng trong lĩnh vực nào?
Công dụng của vải thun trong ngành may mặc

Đồ thể thao: sở hữu khả năng co giãn tốt cùng độ thấm hút tuyệt vời. Vải thun là lựa chọn hoàn hảo cho các trang phục thể thao. Nhất là trong các trang phục đòi hỏi sự hoạt động liên tục như chạy bộ, đá bóng,…
Áo thun: Nhắc tới vải thun, người ta sẽ nghĩ ngay đến những chiếc áo thun cá tính. Những mẫu áo này tuy có thiết kế đơn giản, nhưng lại được điểm thêm các hoạ tiết trên bề mặt áo. Tạo ra nhiều phong cách thời trang khác nhau.
Ngoài ra, chất liệu thun còn được ứng dụng trong các trang phục mùa đông, hoặc những set quần áo ngắn.
Ứng dụng trong đồ nội thất
Trong lĩnh vực nội thất, vải thun cũng được ứng dụng khá phổ biến trong sản xuất các đồ gia dụng như: khăn trải bàn, rèm cửa,…
Các sản phẩm này đòi hỏi chất liệu vải có độ bền cao, màu sắc đa dạng và dễ dàng vệ sinh. Và chất liệu thun đã đáp ứng được hầu hết các yêu cầu đó

Hướng dẫn phân biệt vải thun bạn nên biết
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại vải khác nhau. Để nhận dạng vải thun, ta cần chú ý những đặc điểm dưới đây
- Bề mặt vải thun thường khá nhám. đồng thời có các sợi lông nhỏ li ti nổi trên bề mặt vải
- Chất liệu vải co giãn cực kỳ tốt. Sau khi kéo giãn, chúng sẽ nhanh chóng trở lại hình dáng ban đầu
- Vải thun có được thấm hút cao
- Khi mặc, người dùng thường có cảm giác khá thoải mái, thoáng mát
Cách bảo quản vải thun đúng cách

Vải thun là chất liệu khá bền, do vậy không yêu cầu quá cao trong công đoạn bảo quản. Tuy nhiên, người dùng cần chú ý những điểm dưới đây. Nhằm đảm bảo lớp vải luôn giữ được cấu trúc ổn định
- Tránh giặt vải với nước có nhiệt độ cao. Nên giặt vải với nước có nhiệt độ nhỏ hơn 40
- Cần bảo quản vải ở nơi khô thoáng
- Khi giặt, hãy phân loại và giặt riêng vải màu với vải trắng
- Trước khi giặt, nên ngâm sản phẩm trong nước nhằm loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn và mồ hôi
- Có thể sử dụng các chất tẩy rửa nhẹ
Với những thông tin cơ bản cho câu hỏi vải thun là gì mà bài viết vừa đề cập, hy vọng rằng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về bản chất của chất liệu này.