Được xem là bản thay thế hoàn hảo của chất liệu vải lụa đắt đỏ, vải umi đang ngày càng trở nên quan thuộc với người dùng trong các mặc hàng thời trang hiện đại. Tuy độ bền không cao, nhưng với những ưu điểm vượt trội của mình, vải umi vẫn tạo được cho mình chỗ đứng riêng và trở thành lựa chọn hàng đầu của những nhà thiết kế. Cùng lamifashion.vn tìm hiểu về chất liệu vải này nhé.
Vải Umi là gì?
Nói một cách dễ hiểu, vải umi chính là sợi vải bán tổng hợp, được dệt từ sợi tơ nhân tạo và tự nhiên được chiết xuất từ gỗ cây tre hoặc nứa. Với thành phần từ tự nhiên, sợi vải này có tính co giãn tốt, thoáng mát và tương đối thân thiện với làn da. Chất vải có độ thấm hút cao lại mau khô, nên rất phù hợp với nhu cầu sử dụng của các quốc gia có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam.

Vải Umi có nguồn gốc từ đâu?
Được biết đến vào đầu những năm 80, vải umi được giới thiệu như là một chất liệu thay thế cho lụa tơ tằm đắt đỏ. Những năm sau đó, loại vải này ngày càng khẳng định được vị thế của mình khi liên tục chinh phục được các nhà thiết kế và trở thành lựa chọn hàng đầu cho các sản phẩm thời trang bởi đặc tính co giãn tốt, và ưu điểm thấm hút cao.

Đặc tính nổi bật
Tương tự như những loại vải khác, vải umi cũng có những đặc tính lý hóa nổi bật riêng
Tính chất vật lý
Bề mặt vải có độ nhẹ nhàng nhất định, mang đến cảm giác mềm mại khi chạm vào
Vải umi là loại vải có độ co giãn cực kỳ tốt

Khả năng thấm nước vượt trội, ngăn cản những tình huống mất thẩm mỹ như quần áo dính sát vào người khi chạm nước.
Chất vải có độ rũ, mang đến cảm giác bồng bềnh như tơ lụa đắt tiền.
Tuy nhiên, chất vải lại có độ bền không cao theo thời gian
- Tham khảo ngay bài viết: Vải không dệt là gì? Ưu nhược điểm của vải không dệt năm 2021
Tính chất hóa học
Dễ sinh ẩm mốc trong điều ẩm ướt
Không bền trong lửa, axit, hoặc kiềm
Không tan trong nước, nhưng độ bền bị giảm sút khi gặp nước
Vải Umi được sản xuất theo quy trình như thế nào?
Sản xuất trong quy trình được kiểm soát nghiêm ngặt, vải umi được tạo ra từ các quá trình cơ bản sau:
- Bước 1: Để tạo thành dung dịch bột gỗ màu nâu, cây tre, nữa sẽ được nghiền nát thành bột gỗ, sau đó được phân tách trong hóa chất hòa tan
- Bước 2: Để đảm bảo độ an toàn, bột gỗ sẽ được tiến hành làm sạch và tẩy trắng
- Bước 3: Sau đó bột gỗ sẽ được xử lý bằng Carbon Disulfide, hòa tan trong Natri Hidroxit tạo thành dung dịch visco.
- Bước 4: Dung dịch này sẽ được ép qua một cỗ máy nhân tạo sơ, còn có tên gọi là Xenlulozo tái sinh. Nhờ chất hóa học này sẽ được kéo thành sợi, từ đó dệt và đan thành vải umi.

Ưu nhược điểm của vải Umi có thể bạn chưa biết
Tương tự như các loại vải khác, vải umi cũng có những ưu, nhược điểm riêng:
Ưu điểm: Đặc điểm nổi trội đầu tiên của vải umi chính là khả năng hút nước cực kỳ tốt, bên canh đó, quá trình bay hơi nước trong vải lại diễn ra tương đối nhanh. Điều này mang đến cho loại vải này một điểm cộng với đối với tín đồ đam mê thời trang, nhất là tại Việt Nam. Giá thành được đánh giá tương đối rẻ so với chất liệu lụa đắt đỏ, nhưng vải umi lại sở hữu sợi vải mềm mại và bồng bềnh tương tự lụa tơ tằm. Cuối cùng, Loại vải này có thể giữ màu khá tốt sau thời gian dài sử dụng.
Nhược điểm: Tuy có khả năng thấm nước tốt, nhưng vải umi lại có độ bền không cao, bên cạnh đó, việc thẩm thấu nước trong thời gian dài dễ dẫn đến việc vải bị ẩm mốc và thu hút các loài côn trùng. Chất vải mềm cũng dẫn đến việc dễ nhăn và rách khi có tác động mạnh.
- Giải đáp cho bạn “Vải chiffon là gì? Có ưu nhược điểm gì?”: Đọc ngay tại link này
Vải Umi có giá bao nhiêu?
Là một trong những loại vải được ưa chuộng và sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp thời trang, sở hữu bản màu đa dạng từ màu sáng, trung tính cho đến neon, vải Umi hiện nay được bán rộng rãi trên thị trường với mức giá dao động từ 120.000đ cho đến 150.000đ tùy từng thời điểm và địa điểm khác nhau.
Những ứng dụng nổi trội của vải umi
Với đặc tính ưu việt thấm hút mồ hôi tốt mà giá thành lại tương đối rẻ, vải Umi được ứng dụng phổ biến trong các ngành may mặc như sản xuất áo thun và đồng phục, nhắm đến các đối tượng khách hàng thường xuyên làm việc trong môi trường nóng dễ đổ mồ hôi như học sinh, sinh viên.

Ngoài ra chất liệu vải này còn được ưu ái trong việc thiết kế ra các loại đầm body ôm body, do đặc tính co giãn tốt và không bị dính sát vào cơ thể khi sử dụng.
Mặt khác, vải Umi còn được sử dụng để may thành các đồ dùng gia đình như chăn ga, gối nệm, rèm cửa và khăn trải bàn. Nhờ vào những ưu điểm về sự mềm mại, dễ làm sạch cũng như màu sắc đa dạng, bắt mắt.
Bảo quản vải Umi như thế nào cho đúng?
Để tận dụng tối đa ưu điểm của vải Umi, cũng như kéo dài thời gian sử dụng, người dùng nên cân nhắc kỹ một số nguyên tắc sử dụng sau:
- Không ngâm sản phẩm trong bột giặt quá lâu, và đặc biệt lưu ý không được sử dũng những loại bột giặt có tính tẩy rửa cao.
- Nhằm tránh bị loang màu của các sản phẩm khác, nên giặt riêng vải bằng tay trong chậu
- Đồng thời lưu ý hạn chế vắt, hay co xoắn mạnh sản phẩm khi giặt tay để hạn chế giảm độ bền của vải
- Không được giặt hoặc ngâm lâu sản phẩm bằng nước nóng, hãy giặt vải Umi với nước lạnh
- Tránh phơi sản phẩm bằng ở những nơi tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp, nên chọn những nơi khô thoáng mát để giữ được màu vải tự nhiên
- Hạn chế ủi sản phẩm ở nhiệt độ cao, nên chọn mức trung bình khi sử dụng
Qua những chia sẻ hữu ích về vải Umi mà chúng tôi vừa đề cập, hy vọng rằng điều này sẽ giúp bạn đưa ra những sự lựa chọn phù hợp về chất liệu vải và cách bảo quản để mang đến trải nghiệm sử dụng tốt hơn.