Chất liệu vải đũi được biết đến rộng rãi thông qua các bộ quần áo với vẻ ngoài bắt mắt. Đã và đang được giới mộ điệu thời trang lựa chọn như một sự ưu tiên cho trang phục của họ. Vải đũi ẩn chứa điều gì mà lại được yêu thích đến thế? Hay làm cách nào để bảo quản loại vải này hiệu quả? Hãy tham khảo bài viết này của Lamifashion nhé.
Thông tin về vải đũi
Vải đũi được dệt từ sợi đũi, một loại tạp chất dư thừa do không đạt chất lượng cao trong quá trình sản xuất ra tơ tằm. Loại phế liệu này chiếm đến 60%, trong khi đó, chỉ có khoảng 40% chất liệu được dệt thành tơ tằm thượng hạng. Tuy nhiên, loại vải này vẫn có được sự sự mềm mại và mỏng nhẹ như tơ.
Do vậy, có thể nói vải đũi cũng được xem như là một loại tơ tằm chính hiệu, nhưng lại ở một phần khác khác. Được ưa chuộng sử dụng trong các trang phục mùa hè. Loại vải này sở hữu chất liệu nhẹ như tơ, lại thoáng khí, mềm mịn. Mang đến cho người dùng sự thoải mái, dễ chịu mỗi khi sử dụng.
Bên cạnh đó, bởi có được chất vải xốp nhẹ, mềm mịn như tơ. Loại vải này chiếm được tình cảm của đại đa số người dùng. Nhờ vào sự trẻ trung, năng động mà lại không kém phần trang nhã, tinh tế. Chúng được ứng dụng rất nhiều trong việc tạo ra các loại khăn choàng, váy đầm và đồng phục.
Vải lụa đũi được sản xuất theo quy trình như thế nào?
Chất liệu vải này được sản xuất theo quy trình hoàn toàn thủ công. Từ bàn tay của người thợ dệt, chúng được biến hóa và lột xác trở thành những tấm vải mộc mạc mà tinh tế.
Bước 1: Nấu sợi đũi
Sợi đũi, hay còn được biết đến là lụa thô. Cũng giống như người họ hàng lụa tơ tằm. Sợi vải này cũng được lấy ra từ kén tằm, nhưng loại sợi này thường to hơn. Do đó, chúng sẽ được đem đi nấu kỹ cho đến khi sợi tơ mềm ra.
Bước 2: Kéo thành sợi
Đây là công đoạn vô cùng quan trọng trong quá trình làm ra tấm vải. Được nhào nắn hoàn toàn thủ công bởi đôi bàn tay của người thợ dệt. Sau kĩ nấu kĩ, chúng sẽ được cho vào chậu nước lạnh và bắt đầu quá trình kéo thành sợi.
Bước 3: Phơi sợi
Sau khi được kéo thành sợi, chúng sẽ được kéo thành từng guồng và đem phơi khô. Cho đến khi sợi đũi khô hoàn toàn, người thợ dệt sẽ chuyển chúng đến công đoạn cuối cùng.
Bước 4: Dệt vải
Công đoạn cuối cùng và cũng là công đoạn quan trọng nhất. Quyết định sự thành công của tấm vải. Nhờ vào bàn tay khéo léo của người thợ, những guồng sợi đũi se được đem dệt thành những tấm vải đũi thành phẩm.
- Giải đáp cho bạn “Vải dệt kim là gì? Chúng có ưu nhược điểm gì đối với ngành thời trang?”: Đọc tại đây
Phân loại vải đũi
Tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng khác nhau. Vải đũi bắt đầu được chia thành nhiều loại với những đặc tính riêng biệt. Đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của phần lớn người dùng. Trong đó phải kể đến những loại vải phổ biến dưới đây.
Vải đũi thô
Được dệt từ sợi tơ tằm thô, vải thô đũi hay còn được biết đến là lụa Tussah. Tuy sở hữu độ thô đặc trưng của chất liệu đũi, những loại vải này vẫn có được độ bóng nhẹ nhất đinh. Đặc biệt là khả năng giữ ẩm khá tốt vào mùa đông. Chính vì thế, đây là chất liệu được sử dụng vô cùng phổ biến trong ngành thời trang hiện nay. Các mặt hàng được may từ vải đũi thô phải kể đến như trang phục công sở, váy đầm, vest,…
Vải đũi xước
Chất liệu này được ưu ái sở hữu những đặc tính vượt trội như có được độ mềm mịn cực kỳ cao. Chất liệu vải mỏng nhẹ, thoáng mát. Được người dùng yêu thích may thành các sản phẩm tinh tế như áo sơ mi, áo dài, và khăn choàng cổ
Vải đũi thêu hoa
Có được tính thẩm mỹ khá cao nhờ vào những vân thêu tinh tế. Vải đũi thêu vẫn giữ được sự mềm mịn, nhẹ tênh đặc trưng. Nhờ vậy, chất liệu này dễ dàng ứng dụng vào đa dạng các loại thiết kế khác nhau. Phải kể đến như quần short thêu hoa, áo, váy, và cả khăn choàng thêu hoa. Mang đến phong cách trẻ trung, năng động, nhưng vẫn không kém phần tinh tế.
Các loại vải đũi khác
Bên cạnh 3 chất liệu đũi đặc trưng này, trên thị trường hiện nay vẫn sản xuất rất nhiều loại vải khác, chẳng hạn như đũi nhật, vải đũi thái, vải đũi chun, vải đũi cotton,…
- Chia sẻ cho bạn bài viết: Vải tuyết sa cát là gì? Cát hàn và tuyết cát sa giống hay khác nhau?
Những ưu điểm và nhược điểm
Tương tự như nhiều sản phẩm vải khác. Vải đũi cùng có được những ưu điểm riêng, bên cũng những hạn chế nhất định. Cùng xem qua nhé
Ưu điểm của vải đũi là gì?
Đầu tiên, phải kể đến ưu điểm mềm mại, thoáng mát, chất vải nhẹ tênh. Điều này góp phần làm cho những trang phục có chất liệu đũi được nhiều người ưa chuộng. Bởi sự tinh tế, trang nhã mà nó mang lại. Bên cạnh đó, khi khoác lên mình chất liệu này, người dùng cũng cảm nhận được sự thoải mái.
Tiếp đến, loại vải này không hề tích điện. Nên khi vào mùa đông, bạn không phải lo việc lớp vải bị dính vào người, gây mất thẩm mỹ
An toàn với cơ thể: như đã đề cập trước đó, chất liệu tơ tằm thô hoàn toàn từ thiên nhiên. Chính vì thế, sản phẩm này không hề gây hại cho làn da. Bạn có thể yên tâm sử dụng với các làn da nhạy cảm.
Là một sản phẩm từ thành phần tự nhiên, với quy trình sản xuất hoàn toàn thủ công. Vải đũi cũng ghi điểm với người dùng bởi sự thân thiện với môi trường.
Hiệu ứng co nhăn đặc biệt: Không giống những sản phẩm khác, chất vải co nhăn đã trở thành một nét đặc trưng riêng của vải đũi. Những nếp nhăn ấy sẽ co lại nhỏ và đều hơn, tạo nên nét riêng biệt độc đáo. Khi diện những trang phục này, bạn cũng sẽ cảm nhận được sự nổi bật bên cạnh các chất liệu đại trà khác.
Nhược điểm của vải đũi
Chính bởi hiệu ứng co nhăn đặc trưng, nền nếu người dùng không biết bảo quản đúng cách. Dễ dẫn đến việc lớp vải co nhăn một cách dày đặc, trở thành khuyết điểm khá lớn cho trang phục.
Vải đũi được sử dụng và bảo quản thế nào?
Để hạn chế tối đa những nhược điểm không mong muốn của vải đũi. Cùng như kéo dài tuổi thọ của sản phẩm này, bạn theo dõi một số hướng dẫn dưới đây nhé.
- Do chất liệu vải mỏng nhẹ, bạn nên chọn giặt sạch vải đũi với nước lạnh. Hạn chế tối đa việc sử dụng nước nóng cũng như các chất tẩy rửa mạnh.
- Hãy lựa chọn việc giặt tay thay vì sử dụng máy. Nhằm đảm bảo lớp vải sẽ không bị nhăn nhúm khó coi cũng như dễ hư hại.
- Nếu bắt buộc phải giặt bằng máy, bạn hãy tìm một túi lưới chứa các sản phẩm vải đũi trước khi cho vào giặt nhé.
- Khi ủi vải, hãy chọn mức nhiệt độ vừa phải. Tuyệt đối không ủi vải ở nhiệt độ cao
- Cuối cùng, bạn hãy chọn những nơi thoáng mát, hoặc có bóng râm khi phơi khô. Đừng phơi vải dưới ánh nắng trực tiếp hoặc những nơi có ánh nắng gay gắt nhé.
Xem ngay bài viết: Vải nylon là gì? Những đặc điểm và công dụng của vải nylon
Giá thành của vải đũi năm 2021
Hiện nay, tùy theo từng chất liệu cũng như chất lượng khác nhau, vải đũi hiện có giá dao động từ 100.000đ cho đến 250.000đ cho một mét vuông vải. Bạn có thể dễ dàng tìm mua vải ở các sạp bán lẻ tại các khu chợ lớn.
Khi mua, bạn nên lưu ý kiểm tra và chọn cho mình loại vải có chất liệu cao. Bạn hãy soi vải dưới ánh nắng. Điều này sẽ giúp bạn nhìn rõ được đường nét của những sợi vải được dệt bên trong. Hãy chọn loại vải dệt đều sợi, các sợi khít nhau. Rồi bạn dùng tay vò nhẹ nếu thấy nhăn nhiều là vải không pha nilon ( vải pha nilon sẽ gây bí tạo cảm giác nóng cho người mặc).
Một vài chú ý của loại vải đũi hoa
Dưới đây là một vài lưu ý về chất liệu vải đũi hoa, giúp bạn dễ dàng phân biệt được đâu là hàng kém chất lượng.
- Khi vuốt qua bề mặt vải bạn sẽ cảm nhận được độ nhám vừa phải, độ thô có thể cảm nhận được qua từng đầu ngón tay.
- Dùng tay vo mạnh, vải sẽ bắt đầu xuất hiện những nếp gấp, khó có thể phẳng lại, trừ khi được là ủi.
- Hãy thử kéo mạnh vải ra các chiều khác nhau, vải chất lượng sẽ không co giãn.
- Khi đốt một đầu tấm vải, vải thật sẽ dễ dàng bắt lửa, có khói trắng, cháy xong có muội than.
- Đối với những loại vải nhái thì khi đốt sẽ chạy nhựa, có khói đen.
Những câu hỏi thường gặp về chất liệu vải đũi
1. Vải đũi là gì?
-
Là một loại vải nhẹ, xốp có bề mặt tương đối thô và được dệt từ sợi đũi.
2. Quy trình sản xuất vải ?
-
Nấu mềm sợi đũi – kéo thành sợi – phơi khô – dệt vải
3. Các loại chất liệu đũi ?
-
Đũi thô – Đũi xước – Đũi thêu hoa
4. Ưu điểm chất liệu đũi ?
-
Mềm nhẹ – thân thiện với môi trường – An toàn khi sử dụng
5. Nhược điểm của vải?
-
Dễ bị nhăn và tạo nên các nếp gấp khi sử dụng.
Xem thêm: Vải dạ là gì ? Những thông tin về vải dạ bạn cần biết