Ngày nay, người dùng đã không còn quá xa lạ khi nghe đến chất liệu vải nylon nhân tạo. Bởi lẽ loại vải này đã xuất hiện từ rất lâu và được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ bản chất và đặc tính của loại vải này. Hôm nay, hãy cùng Lami Fashion tìm hiểu về chất liệu vải nylon là gì thông qua bài viết này nhé.
Quá trình sản xuất vải nylon
Bản chất là một loại sợi nhân tạo, do vậy quy trình tạo ra sợi nylon được thực hiện từ các phản ứng khác nhau. Bản chất của nylon thực ra là các polime ngưng tụ. Hoặc được tạo ra từ phản ứng giữa các monome chứa axit amin và axit cacboxylic. Các amit hình thành tại 2 đầu monome và tạo ra các chất độc sinh học polypeptide.

Các phân tử nilon sau khi được hình thành từ phản ứng, thường có xu hướng kết hợp ngẫu nhiên. Chất liệu sau đó sẽ được làm sạch và tách ra sau đó tạo thành sợi dệt.
Sợi vải sau khi hình thành sẽ trải qua công đoạn kiểm tra nghiêm ngặt. Nhằm đảm bảo chất lượng đồng điều cho tất cả các sản phẩm. Cũng như kịp thời loại bỏ các sản phẩm kém chất lượng. Cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm cho lần sản xuất tiếp theo.
Cuối cùng, sợi vải sẽ được chuyển đến khâu dệt vải , nhuộm màu và làm sạch tương tự như các loại vải khác.
- Có thể bạn quan tâm đến chất liệu vải cordura
Ưu điểm và nhược điểm của vải nylon
Tương tự như các chất liệu khác. Sợi nylon cũng có được những ưu điểm và nhược điểm khác nhau
Ưu điểm của nylon
Độ bền cao: Đặc điểm điển hình của các loại sợi nhân tạo chính là có được độ bền vô cùng cao. Đây cũng là điểm cộng giúp chúng vượt mặt các loại sợi tự nhiên như lụa, voan,… Nhờ vào đặc điểm này, người dùng có thể tiết kiệm được khá nhiều thời gian làm sạch. Do có thể thoải mái sử dụng máy giặt mà không lo sợ trầy xước.

Độ co giãn tốt: Được sản xuất theo quy trình khép kín với công nghệ kỹ thuật hiện đại. Vải nylon cũng vì thế được cải tiến và có được độ co giãn cao. Bên cạnh đó, trọng lượng của sản phẩm cũng tương đối nhẹ
Ít nhăn: Mặc dù được sử dụng trong thời gian dài, nhưng chất vải này vẫn giữ được bề mặt trơn mịn vốn có.
Dễ nhuộm màu: Với đặc tính này, chất liệu vải dễ dàng được nhuộm lên những màu sắc khác nhau. Với độ tươi sáng vượt trội so với nhiều loại vải khác. Đặc biệt, chất liệu này còn có được độ bền màu cao.
Nhanh khô: Tương tự như các dòng vải nhân tạo khác. Vải nylon tuy thấm nước kém nhưng lại cực kỳ nhanh khô. Chúng cũng ít bị ảnh hưởng bởi nước và giữ được cấu trúc vải bền đẹp.
Khả năng chống nắng tốt: Nylon cũng có khả năng chịu được ánh nắng mặt trời tốt. Do vậy, sản phẩm này rất được ưa chuộng trong các trang phục mùa hè.
Kháng khuẩn: Với khả năng kháng khuẩn tốt. Góp phần ngăn ngừa các loại vi khuẩn hay nấm mốc gây hại cho da. An toàn và bảo vệ làn da người dùng xuyên suốt quá trình sử dụng
- Đọc ngay bài viết: Vải nỉ là gì? Vải có tốt không và nên sử dụng như thế nào?
Nhược điểm của nylon
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, vải nylon cũng còn một vài hạn chế.
- Thấm hút kém: Do lớp vải có kết cấu đặc biệt, chống thấm nước. Vậy nên chất liệu này cũng bị hạn chế trong việc thấm hút mồ hôi. Điều này ít nhiều sẽ gây cảm giác khó chịu cho người sử dụng

- Không chịu được nhiệt độ cao: Là sợi nhân tạo nên nilon rất dễ hỏng và bị co rút khi gặp nhiệt độ cao. Do vậy khi sử dụng, người dùng cần tránh những nơi có ánh nắng gay gắt, hoặc khu vực có nhiệt độ cao
- Gây ô nhiễm môi trường: Lớp vải không có khả năng tự phân huỷ cũng như tỉ lệ tái chế thấp. Do vậy với số lượng lớn chất thải nilon mỗi năm. Gây ra những ảnh hưởng vô cùng xấu đối với môi trường.
Các loại sợi nylon thông dụng
Vải nylon được sản xuất hoàn toàn bằng các kỹ thuật hiện đại. Do vậy nhà sản xuất dễ dàng điều chế nguyên liệu. Cho ra những sản phẩm khác nhau. Nhằm phục vụ những mục đích sử dụng khác nhau của người dùng.

Vải nylon 6-6
Đây là chất liệu vải nylon tổng hợp được sản xuất đầu tiên. Chúng được tạo ra từ hexamethylenediamine và các loại axit cacboxylic. Quá trình tạo sợi được diễn ra bằng cách đun chảy chất rắn. Và kết tinh lại cho mục đích tinh chế.
Vải nylon 6
Tương tự như nylon 6-6, loại sợi này cũng được sử dụng dệt thành vải. Tuy nhiên, chất liệu này ít được phổ biến hơn.
Vải nylon 46
Được sản xuất bởi tập đoàn DSM. Nylon 46 hay còn được biết đến với tên gọi Stanyl. Chúng thu hút sự chú ý của người dùng bởi khả năng chống chọi cực kỳ tốt. Tuy nhiên, không được sử dụng rộng rãi. Và thường được ứng dụng trong các động cơ như phanh, hệ thống làm mát.
Vải nylon 510
Nylon 520 được Du Pont tạo ra với kỳ vọng sẽ thay thế chất liệu nylon 6-6. Tuy nhiên, không thể đáp ứng được chi phí đắt đỏ do nhu cầu sản xuất hàng loạt. Sản phẩm này hiện nay chỉ được sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp và khoa học
Vải nylon được sử dụng trong lĩnh vực nào?
Nhờ vào những ưu điểm vượt trội, cũng như sự đa dạng màu sắc và chất liệu. Vải nylon được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Sử dụng vải nylon trong ngành thời trang
Có được độ bền vô cùng cao, khả năng chống nước tốt và độ co giãn vượt trội. Chất liệu nylon được ứng dụng trong nhiều loại trang phục thể thao như: áo khoác, và các loại quần áo dành cho hoạt động ngoài trời,… Chúng có được toàn bộ những đặc tính và các trang phục này cần. Bên cạnh đó, còn có khả năng giữ ẩm và chịu được điều kiện môi trường khắc nghiệt.

Vải nylon được ứng dụng trong sản xuất đồ dùng nội thất
Nylon cũng rất được ưa chuộng trong lĩnh vực đồ gia dụng. Các sản phẩm rèm cửa, khăn trải bàn, thảm,… được làm từ nylon luôn đón nhận được sự yêu thích từ người dùng.

Các ứng dụng khác
Ngoài ra, nylon còn được biết đến qua các vật dụng như lều, áo giáp, dây buộc hàng, phông bạt, tấm dù, cuộn phim, ống lót, bao đựng, dây đàn, áo mưa,… có thể thấy, đây là loại vải có tính ứng dụng vô cùng cao.
- Note ngay kiến thức: Vải acrylic là gì? Đặc tính và phương pháp bảo quản
Phương pháp bảo quản sợi nylon đúng cách
Tuy sở hữu độ bền cao, nhưng để giữ được chất lượng sản phẩm cho thời gian dài sử dụng. Người dùng cần lưu ý bảo quản vải nylon đúng cách.
- Nylon không chịu được nhiệt độ cao. Do vậy cần hạn chế sử dụng nước nóng cũng như máy sấy khi làm sạch
- Hạn chế ủi vải thường xuyên, do đặc tính vải rất hiếm khi bị nhăn. Nếu cần thiết, hãy ủi vải ở nhiệt độ thấp, và ủi kèm một lớp vải lót
- Hạn chế sử dụng các chất tẩy trắng
- Bạn có thể linh hoạt chọn lựa giặt máy hoặc giặt tay khi làm sạch. Do sản phẩm có được độ bền khá cao
- Hãy chọn nơi khô ráo, thoáng mát khi phơi vải. Và hạn chế những nơi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.
Hy vọng rằng qua bài viết này bạn đã có những cái nhìn rõ ràng hơn về chất liệu vải nylon là gì. Những thông tin hữu ích này có thể sẽ giúp bạn đưa ra được những lựa chọn phù hợp với mục đích sử dụng của mình.