Được cho ra đời và kỳ vọng sẽ thay thế hoàn toàn chất liệu len lông cừu đắt đỏ. Vải acrylic là gì? Chất liệu này có nguồn gốc từ đâu? Được sản xuất như thế nào? Tại sao chất liệu này lại được đánh giá cao như thế? Cùng Lamifashion.vn tìm hiểu nhé.
Vải acrylic là gì? Nguồn gốc xuất xứ từ đâu?
Về nguồn gốc, vải acrylic có thành phần chính là polypropylene. Chất liệu này còn được biết đến với tên gọi len nhân tạo. Tuỳ vào công thức và kỹ thuật sản xuất khác nhau. Các chất liệu acrylic đến từ những nhà sản xuất khác nhau cũng sẽ cho ra thành phẩm riêng biệt.

Xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1940, acrylic được cho là sẽ tiếp bước sự thành công của các loại sợi nhân tạo trước đó. Tương tự như sợi nylon và polyester, chất liệu acrylic cũng được nhào nặn và phát triển bởi công ty Du Pont tại Mỹ.
Tuy nhiên, thời gian đầu, acrylic không thể vượt qua được cái bóng của nylon và polyester. Bởi 2 chất liệu này đã có được chỗ đứng nhất định qua thời gian dài phát triển mạnh mẽ. Do vậy, mãi đến năm 1950, vải acrylic mới dần được chú ý.
Những năm sau đó, người tiêu dùng dần dần yêu thích và sử dụng loại vải này. Bởi người ta tin rằng đây là chất liệu có thể thay thế hoàn toàn chất liệu len cừu đắt đỏ.
Thế nhưng vào thập niên 70, sản lượng acrylic tại Hoa Kỳ liên tục bị suy giảm. Do chất liệu này vướng phải tranh cãi trong việc chứa những hợp chất gây bệnh ung thư. Bên cạnh đó, phong trào bảo vệ môi trường nổi lên và rất dứt khoát trong việc tẩy chay vải tổng hợp.
Nhận thấy được sự nghiêm trọng của vấn đề, các nhà sản xuất đã nhanh chóng thay đổi chiến lược kinh doanh. Bằng cách chuyển hướng và mở rộng thị trường sang các nước châu Á và châu Phi. Vải acrylic cũng nhờ vậy mà tiếp tục được phát triển.
- Bạn muốn biết về ” Những đặc điểm và công dụng của vải nylon “: Mời tham khảo tại đây
Vải acrylic được sản xuất như thế nào?

Để sản xuất ra được chất liệu vải acrylic đạt chuẩn. Người ta đã tạo ra một quy trình sản xuất riêng và tuân thủ những công đoạn dưới đây.
Tạo sợi acrylic
Đầu tiên, người ta sẽ thực hiện phản ứng trùng hợp tự do polypropylene nhằm tạo ra acrylonitrile. Sau đó, mang các sợi polymer hoà tan với dung môi có đặc tính mạnh như DMF hoặc natri thiocyanate.
Các gel được hình thành từ quá trình trên sẽ trải qua công đoạn khác. Bằng cách đùn chúng qua máy trộn có nhiều lỗ. Sau đó, chúng tiếp tục được đông lại trong dung môi. Đây được gọi là công đoạn kéo sợi ướt
Quy trình kéo sợi khô cũng được thực hiện gần như tương tự. Bằng cách làm bay hơi dung môi trong một lượng khí trơ đã được làm nóng
Quy trình sản xuất này được đánh giá là khá thân thiện với môi trường. Do không phải sử dụng thêm các loại hoá chất khác như phương pháp truyền thống.
Tiến hành kéo sợi acrylic
Sau khi đã hình thành sợi cơ bản, chúng sẽ được mang đi làm sạch. Sau đó được kéo dài và cho ra kích thước khác biệt. Quá trình này có thể kéo dãn sợi ban đầu dài ra gấp nhiều lần. Từ đó giúp giảm thiểu chi phí sản xuất và mang lại hiệu quả cao hơn
Dệt sợi vải acrylic
Các sợi acrylic hoàn chỉnh sẽ được quấn vào từng cuộn lớn và mang đến nhà máy dệt. Tại đây, chúng sẽ được dệt thành các mặt hàng khác nhau tùy vào mục đích sử dụng. Hoặc có thể được bán ra ngoài theo nhu cầu của người dùng.
Ở bước này, người ta cũng sẽ sử dụng một số phương pháp kỹ thuật nhằm thay đổi cấu trúc sợi. Chẳng hạn như việc nhuộm màu và bổ sung thêm các hoạt chất khác.
Vải acrylic có đặc điểm gì?
Tuy vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh loại len nhân tạo này. Nhưng chúng ta không thể phản bác rằng vải acrylic có được những ưu điểm vô cùng vượt trội.
Ưu điểm của sợi vải acrylic
Lớp vải nhẹ, giữ ấm tốt: Đúng với kỳ vọng sẽ thay thế được len lông cừu. Chất liệu acrylic có được trọng lượng khá nhẹ. Bên cạnh đó, chúng cũng có khả năng giữ ấm khá cao.

Độ đàn hồi tốt: Dù được sử dụng trong thời gian dài, chất liệu này vẫn giữ được độ đàn hồi khá tốt. Lớp vải khi gặp phải các nếp gấp hoặc bị kéo dãn. Cũng sẽ nhanh chóng co giãn và trở lại hình dáng ban đầu
Nhanh khô: Lớp vải khá nhẹ và có khả năng thoát hơi nước tốt. Do vậy, chất liệu này được đánh giá khá cao.
Dễ nhuộm: Có được màu sắc đa dạng và độ bền màu cao. Trở thành chất liệu ưu tiên trang thiết kế trang phục. Bởi khi sản xuất, loại vải này được cải tiến nhằm tăng khả năng bám màu khi nhuộm.
Giá thành rẻ: Vả acrylic được xem là có giá cả phải chăng hơn các loại sợi tổng hợp khác. Bên cạnh đó, chúng cũng có được những ưu điểm vượt trội phù hợp với giá tiền.
Vải acrylic có nhược điểm gì?

Dưới đây là một số hạn chế khá đáng tiếc của loại vải này:
- Dễ mất form dáng: sau thời gian dài sử dụng và giặt ủi nhiều lần. Vải acrylic dễ bị giãn cấu trúc. Và mất đi kích thước ban đầu
- Lớp vải thô, nóng: Khi mặc vào, chất liệu này có cảm giác khá thô. Không được mềm mại như mong đợi. Bên cạnh đó, cấu trúc và đặc tính sợi làm cho lớp vải khá nóng và bí bách.
- Dễ đổ lông: Một điểm trừ khá đáng tiếc cho chất liệu này chính là bề mặt vải dễ bị xù lông sau thời gian dài sử dụng. Điều này làm cho bề mặt vải trông khá thiếu thẩm mỹ.
- Gây ô nhiễm môi trường: Quá trình sản xuất vải gây ra những ảnh hưởng xấu nhất định đến môi trường. Cũng như quá trình sử dụng cũng sẽ thải ra các hạt tổng hợp. Những hạt này tích tụ lâu ngày và tạo thành chất gây ô nhiễm.
- Bật mí cho bạn về Chất vải satin – Nguồn gốc, đặc điểm và giá mới nhất
Các loại vải acrylic phổ biến

Acrylic
Đây là chất liệu acrylic nguyên chất. Loại vải này sở hữu toàn bộ những đặc tính nổi bật của chất liệu này.
Modacrylic
Chất liệu này có thành phần kết hợp acrilonitrin và nhiều polyme khác nhau như vinylidene clorua. Do vậy, loại vải này có được độ đàn hồi tốt, độ bền cao hơn so với chất liệu truyền thống.
Bên cạnh đó, vải modacrylic cũng đã được cải tiến và khắc phục được những nhược điểm của vải acrylic truyền thống. Chúng có được khả năng chống mài mòn và chống cháy tốt hơn.
Nitrile
Xuất hiện tại Hoa Kỳ vào năm 1960, chất liệu này có thành phần chủ yếu là vinylidene clorua. Vải nitrile không có được màu sắc đa dạng do đặc tính khó nhuộm. Do vậy, chúng không được sử dụng rộng rãi như các loại vải khác.
Lastrile
Loại vải này được ưa chuộng và sử dụng vô cùng phổ biến. Được sản xuất bằng phương pháp phối trộn diene và acrilonitrin. Do vậy, chúng có được độ đàn hồi cao.
Vải acrylic và polyester có gì khác nhau?

Được sản xuất với kỳ vọng thay thế các loại vải tự nhiên. Vải acrylic cũng được mang ra so sánh rất nhiều với chất liệu polyester nổi tiếng. Vậy 2 chất liệu này có gì khác biệt?
Về thành phần cấu tạo và các tính năng
Xét về cấu tạo, 2 loại vải này có cấu trúc khá tương đồng. Đều được sản xuất từ nhựa và thuộc chất liệu vải hỗn hợp.
Về mặt tính chất, vải acrylic có khả năng cách điện khá tốt và độ giữ ấm cao. Do vậy, chúng được ưa chuộng sử dụng vào mùa đông. Trái lại, polyester tuy không mạnh về khả năng giữ ấm. Nhưng lại khá linh hoạt với điều kiện thời tiết. Có thể sử dụng vào tất cả các mùa trong năm.
Tính bền chắc
Đều là sợi vải tổng hợp, do vậy cả 2 chất liệu đều có được độ bền cao
Tuy nhiên, vải acrylic khá dễ cháy, độ chống mài mòn cũng không được như mong đợi. Trong khi đó, chất liệu polyester có cấu trúc sợi vô cùng chắc chắn
Độ bền vững và bảo quản
Cả 2 loại vải đều không có khả năng tự phân huỷ và góp phần gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, polyester có được độ bền cao hơn và dễ dàng tái chế. Ngược lại, acrylic kém bền hơn và phải mất hơn 200 năm để phân huỷ hoàn toàn chất liệu này.
Về khía cạnh bảo quản, vải acrylic đòi hỏi quá trình vệ sinh tỉ mỉ. Do đặc tính vải dễ bị co lại khi gặp nhiệt độ cao.
Vải acrylic được sử dụng trong lĩnh vực nào?
Vải acrylic trong ngành thời trang
Nếu bạn yêu thích sự mềm mại và ấm áp của len lông cừu hay cotton tự nhiên. Bạn hoàn toàn có thể cân nhắc sử dụng chất liệu vải acrylic này. Bởi chúng có được những đặc tính tương tự như giá thành lại rẻ hơn rất nhiều
Chính vì vậy, chất liệu này được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất quần áo thường ngày, áo len, áo khoác, và quần áo thể thao,…

Dùng sợi acrylic sản xuất phụ kiện thời trang
Bên cạnh thời trang, acrylic cũng được ưa chuộng khi sản xuất phụ kiện. Các mặt hàng như khăn choàng, lót giày, găng tay được làm từ acrylic luôn được săn đón.

Những ứng dụng khác
Ngoài ra, acrylic cũng được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực đồ gia dụng. Chúng thường được may thành các mặt hàng chăn ga gối đệm, thảm trải sàn, bọc đệm, vi,…
Phương pháp bảo quản acrylic đúng cách
Để giúp vải acrylic giữ được độ bền cao và sử dụng trong thời gian dài. Người dùng cần bảo quản vải một cách hợp lý. Dưới đây là một vài lưu ý khi vệ sinh vải.
- Khi giặt vải hãy sử dụng nước ấm. Nếu vải bị khô cứng lại, bạn có thể sử dụng các loại thuốc làm mềm vải
- Khi chọn giặt máy, hãy sử dụng chế độ giặt nhẹ và dùng nước ấm cho nước xả vải cuối cùng
- Hạn chế việc sấy khô hoặc ủi vải ở nhiệt độ cao
- Không vắt mạnh sản phẩm
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về đặc tính và bản chất của chất liệu vải acrylic là gì. Những thông tin hữu ích trong bài viết có lẽ sẽ giúp bạn phần nào đó trong việc lựa chọn cho mình chất liệu phù hợp