Vải voan là một loại vải rất được ưa chuộng sử dụng trong các mặc hàng thời trang hiện nay. Hầu như bất kỳ cô gái nào cũng đều sở hữu cho mình một thiết kế từ vải voan trong tủ quần áo. Xuất hiện từ rất lâu về trước, tuy nhiên cho đến nay, loại vải này vẫn giữ được sức hút của riêng mình. Vậy đâu là bí quyết giúp chất liệu này trở nên thu hút đến thế. Cùng Lami Fashion tìm hiểu về chất liệu vải này thông qua bài viết dưới đây nhé.
Vải voan là chất liệu vải gì?
Vải voan có thành phần cấu trúc từ sợi nhân tạo. Do đó, chất vải khá nhẹ, có độ mỏng nhất định, bề mặt vải trơn. Loại vải này ban đầu vốn được sản xuất hoàn toàn bằng tơ lụa. Những năm tiếp theo, chúng được chuyển sang hình thức dệt thủ công, với thành phần chính là sợi cotton. Khi khoác lên người, chất liệu voan mang đến cho người mặc sự dễ chịu bởi sự mềm mại. Trong lĩnh vực thời trang, khi nhắc đến voan, người ta sẽ nghĩ ngay đến sự nữ tính, tinh tế và thanh lịch.
Do đều có nguồn gốc từ lụa. Nhiều người vẫn hay có sự nhầm lẫn giữa 2 chất liệu voan và chiffon. Tuy nhiên, 2 loại vải này có cách dệt hoàn toàn khác nhau. Bên cạnh đó, tính chất của chúng cũng không có sự tương đồng. Cấu trúc voan có độ bền và chắc chắn, khó xé và khó rút các sợi voan từ lớp vải.
Nguồn gốc xuất xứ của vải voan
Xuất hiện lần đầu tiên tại Pháp, vải voan sau đó được mở rộng sản xuất ra toàn thế giới khi nền công nghiệp trở nên phát triển. Những thập niên đầu của thế kỷ 19, vải voan đã có được vị trí đứng nhất định trong ngành công nghiệp dệt may tại Mỹ. Cũng tại nơi này, người ta đã nghĩ đến việc thay thế lụa bằng một chất liệu khác trong quá trình tạo ra voan.
Sau đó, vào năm 1958, vải voan được làm từ sợi polyester đã được ra đời. Cho đến hiện nay, loại vải này vẫn được sử dụng phổ biến. Và được ứng dụng vào các ngành hàng thời trang dành cho phân khúc trung lưu.
- Bật mí cho bạn: Vải lanh là gì? Ứng dụng và đặc tính của vải lanh bạn nên biết
Phân biệt các loại vải voan
Nhờ sở hữu những ưu điểm nổi bật, lại mang tính thẩm mỹ cao. Vải voan cũng vì thế mà được chia thành nhiều loại. Nhằm đáp ứng được tất cả nhu cầu sử dụng trong những mục đích khác nhau của người dùng. Chất liệu này hiện nay được chia thành 6 loại chính như:
- Voan lưới
- Voa lụa Hàn Quốc
- Voan kính
- Voan hoa
- Voan chiffon
- Voan làm hoa
Vải voan được sản xuất theo quy trình như thế nào?
Để tạo ra thành phẩm là một thước vải tinh tế, chất liệu voan cũng được sản xuất theo quy trình riêng.
Đầu tiên, bằng cách dệt các sợi ngang và sợi dọc lại với nhau. Các sợi vải xoắn nhẹ, làm cho sợi vải dịch chuyển theo những hướng khác nhau. Từ đó tạo ra chất liệu thoạt nhìn như một dạng vải lưới. Với chất vải mềm mại, nhẹ như tơ.
Ở công đoạn tiếp theo, người thợ dệt sẽ đặt vải trơn một bền mặt trơn. Nhằm đảm bảo các đường khâu có được độ chính xác cao. Khi cắt vải, người ta sẽ kẹt lớp voan giữa 2 tấm giấy. Điều này giúp cho những đường cắt được thực hiện một cách hoàn hảo. Tiếp đó, nhẹ nhè tách lớp vải thành phẩm ra ngoài.
Đặc điểm nổi bật của vải voan
Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp dệt may. Chất liệu voan cũng vì thế mà tự cải tiến thành nhiều loại khác nhau. Tùy vào chất liệu và quy trình, đặc tính của lớp vải cũng sẽ có những sự chênh lệch nhất định.
Tuy nhiên, hầu hết các loại voan đều giữ cho mình những ưu điểm vượt bật của chất liệu này. Các loại voan đa phần đều có được độ mềm mại tự nhiên và độ rũ nhất định. Vì thế khi mặc vào, người dùng luôn cảm nhận được sự thoải mái và không kém phần quyến rũ. Chất liệu này cũng làm tôn lên vẻ đẹp tinh tế và duyên dáng khi sử dụng.
Những ưu điểm của vải voan bạn không nên bỏ qua
Vải voan có những ưu điểm gì? Đây có lẽ là câu hỏi mà đa số các banjd dang băn khoăn trong quá trình chọn vải. Vậy hôm nay, hãy cùng tìm hiểu nhé
Vải voan không bị nhăn
Đặc điểm nổi bật của loại vải này chính là lớp vải mềm mịn tự nhiên. Chính vì thế, chất voan rất hiếm khi bị nhăn khi sử dụng. Cũng như không dễ bị hằn các nếp gấp khi cất giữ hoặc xếp gọn. Chính vì thế, người dùng có thể tự tin sử dụng loại vải này thường xuyên. Mà không cần đầu tư quá nhiều thời gian trong việc là ủi.
Mặc trang phục voan có cảm giác mát mẻ
Với thành phần chính là các loại sợi tổng hợp. Vải voan có được độ mỏng nhẹ và thoáng mát nhất định. Vì vậy, đây luôn là loại vải được ưa chuộng sử dụng trong các dịp hè nóng bức. Hay những khi thời tiết oi ả.
- Nếu bạn muốn biết “Vải polyester là gì? Tất tần tật những điều về vải polyester”: Đọc ngay
Màu sắc và kiểu dáng đa dạng
Không giống như những loại vải khác, có những hạn chế nhất định trong việc thiết kế. Vải voan xuất hiện như là một loại vải đa dạng về màu sắc và mẫu mã. Người dùng có thể dễ dàng bắt gặp nhiều thiết kế khác nhau được làm từ voan như: đầm, chân váy, váy dài, áo sơ mi, đồ trang trí,…Chính vì thế, vải voan không hề kén người dùng. Bất kỳ ai cũng có thể sở hữu cho mình một item voan để tủ đồ thêm phần đa dạng
Giúp người mặc tôn lên sự dịu dàng, nữ tính
Đặc tính của vải voan đã mềm mại, nhẹ nhàng và có độ rũ nhất định. Do vậy, mỗi khi khoác lên mình một thiết kế vải voan. Người dùng luôn dễ dàng nhìn thấy được vẻ đẹp dịu dàng, trang nhã mà nó mang lại. Đứng giữa các loại vải khác, voan cũng chiếm được ưu thế khi tôn lên sự tinh tế, mộc mạc mà sang trọng.
Một số nhược điểm của vải voan
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, chất liệu voan cũng còn một vài hạn chế
Vải voan có chất liệu mỏng
Với đặc tính vải mỏng, trong nhiều trường hợp đây cũng là một điểm hạn chế. Nếu không được may kèm lớp lót, trang phục voan đôi khi cũng trở nên quá hở hang khi mặc. Thêm nưa, chất liệu này khá dễ bắt cháy, lại dễ rách. Nên đây cũng không phải là lựa chọn hoàn hảo cho quần áo trẻ em.
Dễ bẩn
Đối với các vết bẩn, nếu không được làm sạch nhanh chóng. Các vết bẩn này dễ bám dính chặt vào vải, gây mất thẩm mỹ và cũng rất khó loại bỏ chúng.
Vải voan khó thiết kế trang phục
Vải voan cũng không phải là sự lựa chọn phù hợp cho những thợ may mới vào nghề. Do đặc tính vải trơn, mỏng, khá khó cắt. Nên chất vải này đòi hỏi kỹ thuật cao khi thiết kế.
Ứng dụng của vải voan trong ngành may mặc
Với những ưu điểm tuyệt vời như chất liệu vải mềm, mỏng, độ tinh tế cao. Vải voan luôn là sự lựa chọn hàng đầu của chị em phụ nữ. Chất liệu này thường được làm thành váy, áo, đầm, buộc tóc, khăn choàng đầu cho cô dâu, khăn đội mũ nón, áo..
Cùng với sự mềm mại, độ mỏng mang phong cách cổ điển. Vải voan cũng được tin dùng trong các đồ trang trí như rèm cửa, khăn choàng cổ, khăn choàng cô dâu,..
Bên cạnh đó, voan còn được ưa chuộng làm thành các đồ dùng handmade. Trong đó, phải kể đến các bình hoa voan cổ điển, mộc mạc nhưng lại vô cùng sang trọng
Nên bảo quản vải voan như thế nào?
Và để giữ gìn được những ưu điểm của vải voan theo thời gian. Người dùng cần biết bảo quản chúng đúng cách. Dưới đây là một vài lưu ý nhỏ về vấn đề này mà bạn có thể tham khảo.
- Đối với chất liệu voan làm từ sợi nhân tạo, bạn có thể chọn giặt máy. Nhưng với voan lụa, bạn hãy ưu tiên giặt tay nhé.
- Chất voan khá mỏng, bạn không nên ngâm chúng trong nước nóng hoặc xà phòng trước khi giặt
- Để giữ màu vải tốt hơn, bạn có thể chọn các chất liệu có tính tẩy rửa nhẹ khi làm sạch như sữa tắm hoặc dầu gội
- Khi phơi, hãy lựa chọn loại mốc gỗ, hoặc móc treo có vải bọc. Thay vì chất liệu móc nhựa, điều này có thể làm vài bị biến đổi màu. Các loại móc sắt cũng có thể làm vải bị hư hại
- Hãy lật mặt trái của vải ra ngoài khi phơi nhé
- Sau khi phơi khô, bạn nên chọn nơi thoáng mát để bảo quản vải. Và hãy sử dụng chúng thường xuyên để tránh vải bị giảm chất lượng hay mục nát.
Hy vọng qua bài viết này, bạn có có được cho mình những thông tin cần thiết về chất liệu vải voan. Từ đó giúp bản thân cân nhắc đưa ra lựa chọn phù hợp cho nhu cầu sử dụng của mình. Và cuối cùng, đừng quên những lưu ý nhỏ khi bảo quản vải voan nhé.