Đã bao giờ bạn nghe đến chất liệu vải cordura là gì chưa? Thoạt nhìn, đây có vẽ là một cái tên khá xa lạ đối với người tiêu dùng tại Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế loại vải này đã có mặt hơn 50 năm trên thị trường. Và được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực phục vụ đời sống của chúng ta. Vậy thì, hãy dành một ít thời gian để cùng lamifashion.vn tìm hiểu về chất liệu này nhé.
Vải cordura là gì?

Vải cordura là một trong những loại vải nằm trong bộ sưu tập thuộc quyền sở hữu của công ty Invista tại Mỹ. Đây là chất liệu được ứng dụng rộng rãi trong các ngành hàng như: hành lý, giày ống, balo. Và đặc biệt là trang phục quân sự.
Hiện nay, hầu hết các loại vải phục vụ cho quân đội tại Mỹ đều phụ thuộc vào thông số kỹ thuật của chất liệu Cordura này. Đây là loại vải có độ bền cực kỳ cao. Rất khó bị trầy xước hoặc xé rách khi gặp tác động mạnh.
Quá trình phát triển của vải cordura
Vải Cordura ban đầu thuộc sở hữu của công ty Du Pont. Và được biết đến như một loại sợi nhân tạo (Rayon)
Trong thế chiến thứ II, chất liệu Cordura bắt đầu được sử dụng rộng rãi. Điển hình là được sử dụng tạo hình lốp xe phục vụ quân đội Mỹ

Tuy nhiên vào năm 1966, chất liệu nylon ra ra đời và dần thay thế loại vải này.
11 năm sau đó, người ta đã nghiên cứu vào tìm ra quy trình nhuộm Cordura. Nâng cao tính ứng dụng trong thương mại cho chất liệu này
Năm 1979, loại vải này đã nhanh chóng chiếm đến 40% chất liệu sản xuất hành lý trên thế giới. Và tiếp tục phát triển cho đến tận bây giờ.
Bước ngoặt đầu tiên vào năm 1980, Thương hiệu Eastpak đã lần đầu tiên ứng dụng chất liệu này vào quy trình sản xuất túi xách.
Tại châu Âu vào năm 1990, các thương hiệu quần áo bảo hộ cũng bắt đầu sử dụng chất liệu này.
Ngày nay, chất liệu cordura ngày càng được sử dụng phổ biến. Bởi chúng có được trọng lượng nhẹ và tính thẩm mỹ vô cùng cao. Do vậy, nhiều chất liệu cordura được cải tiến về chất liệu về đặc tính đã ra đời. Chẳng hạn như Cordura Baselayer, Cordura Denim, Cordura Duck,…
- Tham khảo bài viết: Vải spandex là gì? Đặc tính và ứng dụng của vải spandex
Phân loại vải cordura

Trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, vải cordura đã có được chỗ đứng nhất định. Bằng cách cải tiến và tạo ra đa dạng phân loại sản phẩm. Nhằm đáp ứng được toàn bộ mục đích sử dụng của người dùng. Dưới đây là một vài chất liệu cordura phổ biến nhất hiện nay:
- CORDURA® AFT Fabric: Đây là chất liệu có độ thoáng khí được đánh giá khá cao.
- CORDURA® Ballistic Fabric: Loại vải này được sản xuất dành riêng cho các sản phẩm hành lý, các đồ dùng ngoài trời.
- CORDURA® Base Layer Fabric: Chất liệu này được tạo ra nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng vải của quân đội hiện nay.
- CORDURA® Classic Fabric: Đây cũng là chất liệu ứng dụng trong sản xuất hành lý. Tuy nhiên loại vải này không cao cấp bằng chất liệu Ballistic
- CORDURA® Denim Fabric: Đối với các tín đồ thời trang đường phố, chất liệu này đã không còn quá xa lạ. Vải denim luôn là lựa chọn hàng đầu của người dùng trong các sản phẩm quần jean năng động.
- CORDURA® Canvas / Duck Fabric: Loại vải này có được tính ứng dụng khá cao. Do vậy, thường được sử dụng may thành các sản phẩm quần áo.
- CORDURA® Eco Made Fabric: Đây là loại vải khác đặc biệt. Được tái chế từ những nguyên liệu nhất định.
- CORDURA® HP Fabric: Vải cordura HP fabric là chất liệu tương đối cao cấp. Là loại vải chuyên dụng dành riêng cho việc sản xuất hành lý
- CORDURA® Naturalle™ Fabric: Giống như tên gọi, loại vải này được điều chế. Và mang đến cho người dùng cảm giác tự nhiên, thoải mái tương tự như cotton.
- CORDURA® NYCO Fabric: Đây là chất liệu vải có được độ bền vô cùng cao. Bên cạnh đó, chất vải nhẹ tênh, thoải mái khi mặc. Do vậy, chúng được ứng dụng nhiều trong quần áo quân đội và trang phục bảo hộ.
- CORDURA® UltraLite Fabric: Chất liệu này có trọng lượng voi cùng nhẹ. Dành riêng cho các hoạt động mạnh và cần giảm trọng lượng khuân vác.
- CORDURA® Combat Wool™ fabric: Đây là chất liệu tương đối giống với vải len
- CORDURA® 4EVER™ Fabric: Loại vải này có những đặc điểm tính chất tương tự sợi bông tự nhiên.
Vải cordura có tính chất gì?

Tương tự như các loại vải khác, vải cordura cũng được sản xuất từ những quy trình nhất định. Từ đó tạo ra những tấm vải có đặc tính chuyên biệt.
- Độ bền cao: Từ xưa đến nay, cordura vẫn luôn được biết đến như một loại vải có độ bền cực kỳ cao. Do vậy, đây là chất liệu hoàn hảo phục vụ cho quân đội. Những nơi đòi hỏi các hoạt động mạnh diễn ra liên tục.
- Khả năng chống trầy xước cao: Bên cạnh độ bền, bề mặt vải cordura cũng có khả năng chịu lực tốt. Cấu trúc vải chặt chẽ giúp chúng hạn chế được các vết trầy xước do tác động từ bên ngoài.
- Chống thủng: Như đã đề cập trước đó, bề mặt vải khá dày và có được độ bền cao. Do vậy, rất khó để xé rách hoặc chọc thủng chất liệu vải này.
Nguyên nhân vải cordura được dùng phổ biến
Từ khi bắt đầu xuất hiện, công ty Invista – chủ sở hữu của chất liệu vải cordura này. Luôn tỏ ra nghiêm khắc và đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ với các công ty uỷ quyền. Nhằm đảm bảo các sản phẩm vải có được chất lượng đồng đều.
Cordura cũng được biết đến như biểu tượng của chất liệu vải bền và chắc chắn. Đây cũng là hình ảnh thương hiệu mà nhà sản xuất đã xây dựng bấy lâu nay.
Bên cạnh đó, các sản phẩm vải được tạo ra đều đáp ứng được kỳ vọng của người dùng. Từ đó, chiếm được niềm tin của khách hàng và không ngừng phát triển.
- Đọc ngay bài viết: Vải cotton là gì? Ưu nhược điểm và cách nhận biết
Hướng dẫn vệ sinh chất vải cordura
Tuy sở hữu độ bền cực kỳ cao. Nhưng nếu không có cách bảo quản vải phù hợp. Chất liệu cordura cũng dễ bị suy giảm về chất lượng. Dưới đây là một vài lưu ý nhỏ khi làm sạch vải.
- Không nên sử dụng nước có nhiệt cao cao khi làm sạch vải. Thay vào đó, hãy chọn nước độ ấm vừa phải

- Nếu lớp vải bị vấy bẩn bởi các lớp bùn đất. Hãy làm sạch bề mặt vải bằng nước sạch và chất tẩy rửa nhẹ.
- Khi dính các chất dầu mỡ, hãy sử dụng dung môi làm sạch khô lớp vải. Sau đó rửa sạch lại bằng nước và chất tẩy rửa nhẹ
- Tuyệt đối không dùng chất tẩy có chứa clo hoặc nước tẩy quần áo khi vệ sinh vải cordura
Những ứng dụng của vải cordura
Nhờ vào những đặc tính ưu việt vốn có, vải cordura được ứng dụng rộng rãi vào nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Sản xuất balo, túi xách, hành lý

- Sản xuất lều, phông bạt
- Ứng dụng trong quần áo bảo hộ lao động
- May thành các sản phẩm vải jean như quần jean, áo khoác jean
- Làm thắt lưng.
Đây là toàn bộ những thông tin hữu ích về chất liệu vải cordura. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có được cho mình câu trả lời cần thiết cho thắc mắc vải cordura là gì. Từ đó góp phần vào quá trình chọn ra loại vải phù hợp.