Vải Gấm Là Gì ? Ưu Nhược Điểm Và Ứng Dụng Của Vải Gấm

Nhung, gấm, lụa từ xưa đến nay vẫn luôn là 3 từ mang ý nghĩa cuộc sống giàu sang, phú quý. Bởi 3 chất liệu này từ thời xa xưa, là 3 loại vải đắt đỏ dành riêng cho tầng lớp quyền quý. Vải gấm cho đến tận bây giờ vẫn giữ được giá trị của riêng mình. Vậy vải gấm là gì? Có bản chất như thế nào? Bài viết hôm nay của lamifashion.vn sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về loại vải này.

Vải gấm là gì?

Xuất hiện lần đầu tiên vào hơn 5000 năm trước. Gấm được sử dụng rộng rãi tại các quốc gia châu Á như: Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ. Sau đó được truyền bá và du nhập sang châu Âu

Vải gấm tơ tằm là vải gì
Vải gấm tơ tằm là vải gì

Vải gấm là chất liệu vải được dệt từ sợi tơ tằm cao cấp. Có nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên. Do vậy, từ lúc mới bắt đầu xuất hiện. Vải gấm đã được đánh giá là loại vải quý hiếm. Chỉ vua chúa hoặc những thương gia giàu có mới có thể sử dụng.

Trải qua quá trình phát triển lâu dài, chất liệu gấm ngày nay cũng đã được sử dụng phổ biến hơn. Trong lĩnh vực thời trang, đây vẫn luôn là chất liệu được lựa chọn hàng đầu cho các trang phục như: áo dài, váy, áo bà ba. Bên cạnh đó, chúng còn được cải tiến và ứng dụng trong ngành đồ gia dụng. Các mặt hàng chăn ga gối đệm được làm từ gấm luôn rất được ưa chuộng.

Ngày nay, người ta đã cải tiến và tạo ra nhiều chất liệu gấm có đặc tính khác nhau. Trong đó phải kể đến như gấm cotton, gấm nhân tạo, gấm hoa,…

  • Tham khảo thêm: Vải nỉ là gì? Vải có tốt không và nên sử dụng như thế nào?

Quy trình sản xuất vải gấm tơ tằm

Quy trình dệt ra một tấm vải gấm thường tốn khá nhiều công sức và thời gian. Bên cạnh đó, chúng còn đòi hỏi người thợ dệt phải có kỹ thuật lành nghề cao.

Quy trình sản xuất vải gấm tơ tằm
Quy trình sản xuất vải gấm tơ tằm

Quy trình sản xuất gấm tơ tằm truyền thống được dệt trên một chiếc khung hoa. Chiếc khung này đòi hỏi phải có 2 người thợ dệt cùng lúc. Và có sự kết hợp ăn ý, nhịp nhàng với nhau.

Chiếc khung 2 tầng được thiết kế với một người ngồi trên. Một người ngồi dưới. Người thợ dệt bên trên sẽ tiến hành kéo hoa. Cho đến khi con thoi kêu lên 2 tiếng, người bên dưới sẽ bắt đầu dệt.

Vải gấm có đặc điểm gì nổi bật không?

Vải gấm được đánh giá là loại vải cao cấp với vẻ ngoài bắt mắt. Chúng được ưa chuộng sử dụng trong tầng lớp quý tộc và vua chúa khi xưa. Vậy loại vải này có những ưu điểm nổi bật gì mà lại được yêu thích đến thế?

Đa dạng về màu sắc

Đặc tính nổi bật đầu tiên mà chất liệu này sở hữu chính là màu sắc cực kỳ đa dạng. Từ những tông màu tươi tắn như đỏ, xanh, vàng. Cho đến các tông nâu, tím, trắng trầm ấm. Thậm chí, người ta còn kết hợp nhiều màu sắc khác nhau trên cùng một lớp vải. Tạo ra hiệu vô cùng bắt mắt.

Vải gấm đa dạng về màu sắc
Vải gấm đa dạng về màu sắc

Bên cạnh đó, những màu sắc trên bề mặt vải có độ bắt sáng cao. Do vậy, khi đứng dưới ánh nắng hoặc ánh đèn. Lớp vải có được độ bóng nhất định. Góp phần tôn lên khí chất sang trọng của người dùng.

Ngoài ra, chất liệu vải này cũng có khả năng thấm màu nhuộm tốt. Do vậy màu sắc vải luôn giữ được độ tươi tắn cao. Khi được kết hợp cùng các hoạ tiết hoa văn. Càng trở nên đặc sắc và nổi bật.

Vải gấm có hoa văn sắc nét, tinh tế

Vải gấm được xem là chất liệu khá khó dệt bởi chúng đòi hỏi người thợ có kỹ thuật lành nghề cao.

Những hoạ tiết trên bề mặt vải thường có được độ tinh tế khá cao. Chúng được kết hợp cả 2 yếu tố truyền thống và hiện đại. Từ đó tạo ra lớp vải có độ quý pháp, sang trọng vô cùng cao.

Vải gấm có hoa văn sắc nét, tinh tế
Vải gấm có hoa văn sắc nét, tinh tế

Vải gấm có tính bền bỉ cao

Không giống với các chất liệu có nguồn gốc tự nhiên khác. Vải gấm có được lớp vải dày và độ bền khá cao. Bên cạnh đó, khả năng giữ màu của chất liệu này cũng vô cùng tốt. Dù trải qua thời gian dài sử dụng. Lớp vải vẫn giữ được độ bền bì và màu sắc tự nhiên như ban đầu.

Tính chất giữ nhiệt tốt

Cuối cùng, loại vải này còn có được ưu điểm giữ nhiệt tốt. Do vậy, chúng được ưa chuộng và sử dụng trong lĩnh vực thời trang trong thời gian dài.

Ngày nay, nhờ vào đặc tính này, người ta đã bắt đầu ứng dụng chúng vào lĩnh vực sản xuất chăn ga gối đệm.

Vải gấm có ưu nhược điểm gì?

Vậy vải gấm có những ưu điểm và nhược điểm gì? Dưới đây sẽ là lời giải đáp dành cho bạn

Ưu điểm

Hoạ tiết hoa văn tinh xảo: Dưới bàn tay khéo léo của những người thợ dệt, vải gấm được biến tấu độc đáo. Những điểm hoa văn được bố trí đối xứng với nhau, tại ra sự cân đối hài hoà. Làm cho lớp vải trở nên sinh động hơn

Ưu điểm của vải gấm
Ưu điểm của vải gấm

Màu sắc đa dạng: Vải gấm sở hữu bảng màu vô cùng ấn tượng. Khi được ánh sáng hắt vào, bề mặt vải trở nên lấp lánh ánh sáng.

Độ bền cao: Cấu trúc vải có được độ dày nhất định. Các sợi dệt cũng được đan một cách công phu và chặt chẽ. Do vậy, loại vải này có được độ bền khá cao

An toàn cho da: Được sản xuất từ sợi tơ tằm có nguồn gốc tự nhiên. Do vậy, chất liệu vải gấm vô cùng lành tính. An toàn cho da, ngay cả với làn da nhạy cảm

Thân thiện với môi trường: Quá trình sản xuất vải được thực hiện theo quy trình hoàn toàn thủ công. Do vậy, không hề gây ra những ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Sang trọng, tinh tế: Không quá khi nói rằng bất cứ ai khi diện chất liệu gấm đều trở nên nổi bật hơn. Bởi lớp vải này luôn toát lên được khí chất thanh cao và trang nhã.

Nhược điểm

Lâu khô: Cấu trúc vải khá dày và chặt chẽ. Do vậy, nến không được phơi ở nơi thông thoáng và có ánh sáng. Chúng dễ trở nên ẩm mốc và có mùi khó chịu

Dễ bám bẩn: Đặc tính vải gấm rất khó vệ sinh. Do vậy, khi bị dính thức ăn hoặc các vết bẩn. Chúng thường để lại vệt màu gây mất thẩm mỹ

Những ứng dụng cần biết của vải lụa gấm tơ tằm

Sở hữu nhiều đặc tính nổi bật như thế, lại có vẻ ngoài sang trọng, quý phái. Do vậy, không có gì bất ngờ khi loại vải này được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực.

Lĩnh vực thời trang

Từ thời xa xưa, chất liệu này đã được các phi tần, và giới quý tộc sử dụng hàng ngày. Các bộ trang phục làm từ gấm luôn mang vẻ ngoài trang nhã, sang trọng.

Cho đến tận bây giờ, vải gấm vẫn luôn được ưa chuộng sử dụng bởi phái nữ. Các trang phục áo dài truyền thống, áo bà ba, áo dài cách tân,… luôn chọn chất liệu này khi thiết kế.

Áo dài vải gấm
Áo dài vải gấm

Sản xuất đồ mỹ nghệ

Việt Nam là quốc gia nổi tiếng với truyền thống sản xuất đồ mỹ nghệ thủ công. Chính vậy, vải gấm nhanh chóng trở thành chất liệu được yêu thích trong lĩnh vực này

Gấm có được màu sắc sang trọng, hoa văn tinh tế. Sau khi được nhào nặn qua bàn tay của các người thợ lành nghề. Chúng nhanh chóng trở thành các mặt hàng thủ công độc đáo. Những món hàng này luôn được các du khách nước ngoài săn đón và tìm mua như một món quà giá trị.

Sản xuất chăn ga gối đệm

Như mình đã đề cập trước đó. Vải gấm có được khả năng giữ nhiệt tốt. Ngoài ra, vẻ ngoài của vải cũng vô cùng sang trọng và tinh tế. Do vậy, chúng nhanh chóng được chú ý và ứng dụng trong sản xuất chăn ga gối đệm

Sản xuất chăn ga gối đệm vải gấm
Sản xuất chăn ga gối đệm vải gấm

Được dệt từ tơ tằm tự nhiên, chất liệu gấm cũng khá lành tính và không gây kích ứng cho làn da. Các sản phẩm chăn ga gối đệm làm từ gấm sẽ giúp không gian nhà bạn trở nên sinh động và tinh tế hơn.

Hướng dẫn bảo quản, vệ sinh vải gấm đúng cách

Hướng dẫn bảo quản, vệ sinh vải gấm đúng cách
Hướng dẫn bảo quản, vệ sinh vải gấm đúng cách

Vải gấm là chất liệu đòi hỏi quá trình vệ sinh cẩn thận. Do vậy, người dùng cần lưu ý những điểm dưới đây.

  • Không nên giặt vải bằng máy. thay vào đó hãy làm sạch chúng bằng phương pháp giặt tay
  • Tuyệt đối không sử dụng các chất tẩy rửa mạnh, đặc biệt là clo khi làm sạch vải
  • Nên giặt vải trong nước có nhiệt độ khoảng 30 độ C. Không nên giặt vải trong nước quá lạnh hoặc quá nóng
  • Hãy chọn những nơi thoáng mát, có nhiều gió khi phơi vải. Tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào bề mặt vải
  • Khi phơi, lộn bề mặt trái của vải ra ngoài

Một vài câu hỏi về vải gấm thường gặp

1. Vải gấm là gì?

  • Chất liệu gấm là một loại lụa tơ tằm

2. gấm được ứng dụng trong lĩnh vực nào?

  • Ngành may mặc, thủ công mỹ nghệ, chăn ga gối đệm

3. Ưu điểm của vải nhung gấm?

  • Màu sắc đa dạng, độ bền cao, an toàn cho da, thân thiện với môi trường

4. Nhược điểm của chất liệu gấm?

  • Phơi lâu khô, dễ bám bẩn, khó vệ sinh

5. Vải gấm có giá bao nhiêu?

  • 100.000đ đến 200.000đ một mét vải

Hy vong rằng thông qua bài viết này, mình đã giải đáp được cho bạn những câu hỏi vải gấm là gì? Những thông tin hữu ích trên đây mong là sẽ giúp bạn được phần nào trong quá trình chọn vải.

5/5 - (1 bình chọn)