Vải Linen Là Gì? Ưu Nhược Điểm Và Giá Vải Mới Nhất

Là một trong những nhu cầu không thể thiếu đối với con người, ngành may mặc đã và đang trở nên ngày càng phát triển hơn, bằng chứng là sự ra đời của hàng loạt những thiết kế, mẫu mã cũng như các chất liệu may mặc khác nhau. Vậy đã bao giờ bạn nghe đến chất liệu vải linen? Đây là loại là gì, và sợi vải này được ứng dụng như thế nào trong cuộc sống? Đâu là những ưu nhược điểm của loại vải này? Loại vải này có đắt hay không? Hãy cùng Lami Fashion tìm hiểu sâu hơn về sợi vải linen này nhé.

Vải linen là vải gì?

Là một trong những loại vải lâu đời nhất trên thế giới, vải linen hay còn được biết đến với tên gọi vải lanh là một loại vải được làm từ sợi của cây lanh (Linum) có nguồn gốc từ Thụy Sĩ. Đây là một loại vải có độ bền và chắc chắn, lớp vải mịn màng, có độ bóng tự nhiên cao, mang đến cho người dùng cảm giác mát mẻ khi tiếp xúc. Chính bởi sự thoải mái mà nó mang lại, vải lanh ngày nay được ưa chuộng chọn làm chất liệu cho các loại quần áo, cũng như đồ gia dụng trong nhà.

Vải linen là vải gì
Vải linen là vải gì

Ưu điểm và nhược điểm của chất vải linen

Để hiểu rõ hơn về loại vải này, tất nhiên chúng ta không thể bỏ qua những ưu điểm và nhược điểm mà chúng mang lại. Điều này phần nào đó giúp người dùng định hướng được sự phù hợp cũng như khả năng đáp ứng được nhu cầu sử dụng của loại vải này. Từ đó đưa ra được sự lựa chọn phù hợp đối với bản thân và gia đình.

Ưu điểm

Khả năng thấm hút cực nhanh

Một trong những ưu điểm nổi bật nhất của sợi vải linen chính là khả năng thấm hút cực nhanh. Nhờ đặc điểm ưu việt này mà sợi vải lanh được ưa chuộng và sử dụng phổ biến nhất hiện nay, đặc biệt là vào các ngày hè oi ả. Chất liệu này được ứng dụng phổ biến trong ngành may mặc ở các sản phẩm thiết yếu như quần áo và túi xách.

Ưu điểm của vải linen - Khả năng thấm hút cực nhanh
Ưu điểm của vải linen – Khả năng thấm hút cực nhanh

Một điểm cộng cho khả năng thấm hút nhanh của loại vải này được người dùng đánh giá cao chính là khả năng thấm hút mồ hôi, màng lại cảm giác thoải mái khi sử dụng, cũng như tốc độ khô nhanh chóng khi gặp nước. Bên cạnh việc thấm hút tốt, sợi vải này còn có khả năng bay hơi nhanh, làm cho bề mặt vài luôn trong tình trạng khô ráo. Một đặc tính đặc trưng của loại vải có nguồn gốc từ thực vật tự nhiên, thân thiện với môi trường, an toàn cho da cũng như dễ phân hủy khi không còn sử dụng.

  • Tham khảo ngay bài viết: Vải mango – Loại vải “làm mưa làm gió” mùa hè 2021

Khả năng chịu nhiệt tốt

Như đã đề cập trước đó, vải linen là một trong những lựa chọn hàng đầu trong những ngày hè nóng bức. Do khả năng chịu nhiệt cực kỳ tốt của loại vải này, thậm chí còn được đánh giá là tốt hơn vải cotton. Chính vì thế mà loại vải này được ưa chuộng trong việc tạo ra các vật dụng chống nắng như bạc trùm xe, áo khoác chống nắng, váy chống nắng,…

Có được độ bóng tự nhiên, chất vải mềm mại

Có nguồn gốc từ tự nhiên do được dệt từ những sợi cây lanh, do đó loại vải này có được độ bóng mượt tự nhiên và mềm mại hơn so với các loại vải nhân tạo, mang đến cho người dùng cảm giác sang trọng. Thậm chí, bạn có thể dễ dàng nhận thấy điều này bằng mắt thường, khi đặt một chiếc áo từ vải linen giữa những chất liệu khác, bạn sẽ nhìn thấy được sự nổi bật của nó.

Nhược điểm

Một trong 2 nhược điểm lớn nhất của sợi vải linen đó là rất dễ bị nhăn nhúm. Điều này được thể hiện rất rõ sau mỗi lần giặt. để khắc phục được nhược điểm này, người dùng nên lưu ý chọn cách giặt ủi quần áo từ vải linen một cách phù hợp, cũng như phơi khô vải thường xuyên

Điểm trừ thứ hai của sợi vải này chính là khả năng chịu độ ma sát cực kém. Do cấu tạo từ các sợi vải lanh có nguồn gốc tự nhiên nên nếu ma sát mạnh sẽ gây ra tình trạng trầy xước. Điều này sẽ làm mất đi độ bóng và sự sang trọng ban đầu mà loại vải này vốn có.

Nhược điểm của vải linen
Nhược điểm của vải linen

5 loại vải linen phổ biến nhất hiện nay

Sau khi đã có những cái nhìn cơ bản về sợi vải linen, từ những ưu điểm nổi bật như thoáng mát, độ bền cao, thấm nước và có thể sử dụng cả hai hình thức là giặt tay và giặt máy. Chúng ta sẽ bắt đầu phân loại chúng để có những cái nhìn đa chiều hơn nhé. Dưới đây sẽ là những thông tin cô đọng về 5 loại vải linen được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, hy vọng rằng chúng sẽ giúp bạn tìm ra được đâu là loại vải phù hợp với mình nhất.

Vải linen bột

Đầu tiên, hãy bắt đầu với chất liệu vải linen bột, đây là loại vải có đặc tính mềm, dễ nhũn. Tuy nhiên, điều này lại phần nào đó mang đến cho người dùng cảm giác dễ chịu và thoải mái khi sử dụng, đặc biệt là vào mùa hè.

Vải linen bột
Vải linen bột

Do đặc trưng có đặt tính mềm, khuyết điểm của loại vải này chính là dễ bị nhũn. Vì thế, việc giặt giũ quá nhiều lần hoặc sử dụng với các hóa chất mạnh sẽ làm cho loại vải này xuống màu cực kỳ nhanh. Tuy vậy, loại vải này vẫn được sử dụng phổ biến trong các ngành hàng may mặc, bên cạnh đó còn được ứng dụng trong việc dùng làm rèm cửa, chăn ga,….

Vải linen ướt

Tương tự như các loại vải lanh khác, vải linen ướt cũng mang đặt tính chung là sở hữu chất liệu mềm mịn, mang lại cảm giác thoải mái cho người dùng.

Vải linen ướt
Vải linen ướt

Bên cạnh đó, sợi vải này vẫn có một điểm trừ nhỏ là chất vải co rút nên rất dễ bị nhão sau khi giặt, dẫn đến việc không giữ được độ đàn hồi cao, độ bền cũng vì thế mà giảm sút đi ít nhiều. Chính vì thế, loại vải này thông thường được sử dụng phổ biến trong việc may các mặt hàng không cầu kỳ về họa tiết như rèm cửa.

Vải linen tưng

Khác với 2 loại vải trước đó, vải linen tưng sở hữu độ bền cực kỳ cao, chất vải mượt hơn rất nhiều, và mang điểm cộng lớn khi có khả năng giữ màu vải rất lâu, đặc biệt là không xảy ra tình trạng co rút, vẫn giữ nguyên được hình dạng sau nhiều lần giặt.

Tuy nhiên, chất liệu này vẫn có một hạn chế nhỏ là rất dễ bị nhăn khi sử dụng.

Vải linen tưng
Vải linen tưng

Vải linen lụa

Còn được biết đến với tên gọi vải linen lanh, dòng vải linen lụa sở hữu 2 chất liệu vải pha bao gồm lanh và lụa, mang đến cho người dùng cảm giác mềm mại cho làn da, đặc biệt là phái nữ. Vì thế, loại vải này được sử dụng phổ biến được việc may khăn choàng với nhiều màu sắc và kiểu dáng khác nhau.

Điểm cộng lớn của chất liệu vải này chính là khả năng thấm hút cực kỳ cao, mang đến cho người dùng trải nghiệm hoàn hảo.

Vải linen lụa
Vải linen lụa

Vải linen xước

Vải linen xước còn có tên gọi khác là vải linen đũi, thường có màu hơi nâu, mặt vải được dệt xước tạo nên một nét đặc trưng cho loại vải này. Dòng vải này thường được ứng dụng trong các sản phẩm có độ sang trọng như vest hay quần,…

Điểm nổi bật thứ 2 của dòng vải này chính là độ mỏng nhẹ, phù hợp với các dòng sản phẩm có phân khúc cao cấp.

Vải linen xước
Vải linen xước

Loại vải này được sử dụng như thế nào trong cuộc sống?

Với những ưu điểm vượt trội của mình, vải linen thường được sử dụng phổ biến trong 2 ngành sau:

  • Ngành nội thất: Trong các không gian lớn như nhà ở, khách sạn,… vải linen thường được ưa chuộng trong việc sử dụng làm rèm cửa, chăn ga để tạo nên sự sang trọng do độ bóng tự nhiên cũng như cảm giác dễ chịu mỗi khi chạm vào. Ngoài ra, chất liệu này còn được ứng dụng thường xuyên trong vật dụng nhà bếp, như khăn trải bàn, tạp dề,… làm cho không gian bếp thêm phần nổi bật.
Vải linen được ứng dụng trong ngành nội thất
Vải linen được ứng dụng trong ngành nội thất
  • Ngành thời trang: Đối với các chất liệu vải, ngành thời trang dĩ nhiên luôn là lĩnh vực được yêu chuộng nhất. Chất vải linen phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng từ dân trung đến thượng lưu, đảm bảo đáp ứng được mọi nhu cầu làm đẹp của người tiêu dùng.

Giá của vải linen có đắt không ? 

Có nguồn gốc từ tự nhiên, với quy trình sản xuất mất nhiều công sức, vải linen được cho là có giá thành khác cao. Vậy thì sau những đặc điểm nổi bật của loại vải này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về giá thành của chúng nhé.

Như chúng ta đã tìm hiểu phía trên, thị trường hiện nay có nhiều loại vải linen khác nhau, với những ưu nhược điểm riêng biệt, do đó giá thành mỗi sản phẩm cũng sẽ có những sự chênh lệch nhất định. Dưới đây là một vài gợi ý về giá thành của từng loại vải mà bạn có thể tham khảo.

    • Vải bố Linen: dao động từ khoảng 79.000đ/1,5m vải
    • vải linen cao cấp: có giá từ 90.000đ/m
    • vải linen tưng: 150.000đ/m
    • vải linen xước: 140.000đ/m
    • vải linen bột: 80.000đ/m

Đây là mức giá tham khảo theo mức giá tại thị trường đối với những khách hàng mua lẻ các sản phẩm vải linen. Tuy nhiên, nếu bạn có nhu cầu mua số lượng lớn các dòng vài này, bạn có thể tham khảo một số xưởng sản xuất cũng như nhà cung cấp để có được mức giá tốt hơn nhé.

Nên sử dụng và bảo quản vải linen như thế nào?

Như chúng ta đã phân tích trước đó, chất liệu vải này có một đặc điểm nổi bật chính là trở nên chắc chắn hơn sau khi ngấm nước, vậy nên bạn chỉ cần phơi khô tự nhiên sản phẩm làm từ vải linen là có thể sử dụng bình thường.

Cách sử dụng và bảo quản vải linen
Cách sử dụng và bảo quản vải linen

Do đặc trưng sản phẩm có tính đàn hồi thấp, nên khi một sản phẩm linen được là, ủi quá nhiều sẽ dẫn đến việc các sợi lanh bị đứt, từ đó làm giảm đi độ bền của sản phẩm.

Loại vải này hoàn toàn có khả năng chống nắng do đặc tính chịu nhiệt tốt và ít bị ảnh hưởng bởi nhiệt, Nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng sản phẩm này khi đi nắng nhé.

Hy vọng rằng sau những thông tin hữu ích về vải linen mà chúng tôi đã chia sẻ, có thể giúp bạn có thêm một cái nhìn sâu sắc hơn về loại vải này. Từ đó có thêm nhiều sự lựa chọn cho nhu cầu tiêu dùng của bản thân.

Rate this post