Nhắc tới vải nhung, người ta sẽ nghĩ ngay đến biểu tượng của sự quyền quý. Bởi lẽ từ xưa đến nay, đây là loại vải mang hơi thở cổ điển, cao sang. Được dùng trong dùng trang phục sang trọng quý phái dành cho các tầng lớp quý tộc. Cho đến ngày nay, chất liệu nhung vẫn giữ được vị trí kiêu sa của nền trong nền công nghiệp thời trang. Hôm nay, hãy cùng Lamifashion tìm hiểu về chất liệu thời trang cao cấp này nhé.
Vải nhung là vải gì?
Vải nhung là một chất liệu vải có độ mềm mịn vô cùng cao. Được dệt từ các sợi tổng hợp theo công nghệ dệt thoi. Vải nhung ẩn chứa vẻ đẹp vừa kiêu sa lộng lẫy, lại có đôi chút cổ điển, sang trọng. Do đó, loại vải này thường xuyên được may thành các trang phục long trọng như váy, mũ, đầm dạ hội,…

Bề mặt chất liệu nhung là sự đan xen giữa các sợi tơ nhỏ vô cũng mềm mịn. Khi chạm tay vào, bạn dễ dàng cảm nhận được sự dễ chịu, mềm mại trên bề mặt vải. Dưới ảnh đèn, lớp vải như khoác lên mình một màn sương mờ nhạt. Làm cho chúng trở nên bóng bẩy, nổi bật hơn bao giờ hết. Chính vì thế, chất liệu này luôn được săn đón bởi các nhà thiết kế cao cấp. Bởi tính ứng dụng cao cũng như vẻ ngoài bắt mắt.
Một số giả thuyết nói rằng vải nhung bắt đầu xuất hiện vào đầy thế kỷ 14. Ở thời kỳ này, chúng là biểu tượng của sự quyền quý, cao sang. Và được sử dụng nhiều bởi các tầng lớp quý tộc, thương nhân, hay vua chúa. Mãi đến thập niên 90, vải nhung mới được biết đến rộng rãi trên thị trường. Trở lại với diện mạo mới mang phong cách trẻ trung, năng động nhưng vẫn giữ được nét sang trọng, quý phái.
- Nếu bạn quan tâm đến “Chất vải chiffon là gì? Những ưu nhược điểm của vải chiffon trơn”: Đọc chi tiết tại đây
Vải nhung có tính chất như thế nào?
Tương tự như các loại vải khác, vải nhung cũng có những đặc điểm tính chất khác nhau.
Tính chất vật lý
Đặc điểm vật lý đầu tiên chính là bề mặt 2 mặt vải nhung có sự khác nhau nhất định. Mặt trái vải có được độ trơn vừa phải. Chính vì vậy khi mặc vào tạo cho người dùng cảm giác thoải mái, dễ chịu. Còn về mặt phải, chúng được ưu ái mang vẻ ngoài vô cùng sang trọng và quý phái. Lớp vải mềm mịn, lại có độ bóng tương đối cao.

Khi lớp vải được ánh sáng chiếu vào từ bên ngoài, chúng càng tôn lên vẻ quyền quý nổi bật. Bên cạnh đó, sợi vải cũng có được độ đàn hồi cao. Đáp ứng được các nhu cầu sử dụng của người dùng.
Điểm đặc biệt của loại vải này chính là nằm ở màu sắc mang tính hoài cổ. Lớp vải bóng mịn kết hợp với sắc màu cổ điển. Càng làm tôn lên nét đẹp trang trọng, thanh lịch của người dùng.
Tính chất hoá học
Tuỳ vào từng loại chất liệu khác nhau, khi đốt tấm vải sẽ bị cháy thành các loại tro khác nhau.
Đặc tính thứ 2 của loại vải này chính là lớp vải sẽ giảm độ bền khi gặp nước. Đây cũng là một điểm trừ khá đáng tiếc cho loại vải cao cấp này.
Quy trình sản xuất vải nhung
Vải nhung vẫn được biết đến là chất liệu vô cùng đắt đỏ. Chính là vì chúng được sản xuất hoàn toàn từ tơ tằm theo phương pháp truyền thống. Tuy nhiên, ngày nay do nhu cầu của người dùng. Người ta đã tạo ra chất liệu vải nhung hiện đại với giá thành tương đối vừa phải.
Quy trình sản xuất truyền thống
Bước đầu tạo nên vải nhung, người ta sẽ tiến hành nuôi tằm, lấy kén sau đó kéo thành sợi. Quá trình này vô cùng phức tạp và cách làm hoàn toàn thủ công. Vì vậy, nó yêu cầu sự tỉ mỉ và độ lành nghề cao ở người nuôi tằm
Sau khi được kéo thành sợi, trải qua nhiều khâu chọn lọc. Các sợi tơ tằm sau đó được đặt trên khung cửi và dệt thành vải. Ở khâu này, người thợ dệt sẽ dệt theo phương thức sản xuất cùng lúc 2 tấm vải. Được gọi là vải đôi, sau đó tách ra thành 2 cuộn riêng biệt.
Vải nhung truyền thống còn được biết đến với tên gọi Velvet, thường được dệt bằng sợi dọc.
- Tham khảo: Vải cordura là gì? Các ứng dụng tiện ích của loại vải cordura
Quy trình sản xuất hiện đại

Chất liệu này có giá thành tương đối rẻ hơn so với vải nhung truyền thống. Do tính chất được dệt từ sợi nhân tạo Rayon. Đôi khi người ta cũng sẽ kết hợp sợi bông, hoặc sợi lanh,… cùng với tơ tằm để tạo ra loại vải có giá vừa phải hơn.
Loại vải nhung này được sử dụng vô cùng phổ biến trong thời điểm hiện nay. Và còn được biết đến với tên gọi Velveteen. Khác với cách dệt truyền thống, chất liệu này được tạo ra bằng cách dệt từ sợi ngang.
Ưu điểm và nhược điểm của vải nhung
Mặc dù đã nghe và biết đến vải nhung từ lâu. Nhưng có lẽ nhiều bạn vẫn còn khá băn khoăn về ưu điểm cũng như nhược điểm của loại vải này.
Ưu điểm nổi bật của vải nhung
Mềm mại, bắt sáng tốt: Đây là đặc điểm nổi bật nhất khiến vải nhung chinh phục được trái tim của người dùng. Bởi bề ngoài luôn là lựa chọn ưu tiên của mọi khách hàng khi lựa chọn trang phục. Chất liệu này có được vẻ ngoài sang trọng, quý phái. Cũng như lớp vải mềm mại, độ dày vừa phải. Khi đứng dưới ánh đèn, vẻ đẹp này còn được tôn lên gấp nhiều lần.

Tôn da: Cũng chính bởi khả năng bắt sáng, độ bóng cũng như màu sắc cổ điển của vải. Khi khoác lên mình bộ trang phục làm từ nhung, người dùng toát lên được vẻ đẹp quý phái, và làn da gợi cảm.
Mang lại sự tinh tế, sang trọng: Không phải tự nhiên mà chất liệu nhung rất được ưa chuộng bởi giới vua chúa khi xưa. Cũng chính bởi chất liệu này mang lại sự quyền quý, cao sang cùng nét đẹp kiêu kỳ. Chúng luôn xuất hiện một cách nổi bật trước đám đông nhờ vào những đặc tính này.
Vải nhung có nhược điểm không?
Bên cạnh những đặc điểm nổi bật, vải nhung cũng có những điểm trừ nhỏ.
- Vải nặng, cồng kềnh: Đi kèm với sự sang trọng quý phái chính là trọng lượng của chất liệu này. Lớp vải dày và nặng do được đan chặt chẽ từ các loại sợi. Bên cạnh đó, lớp lông trên bề mặt vải cũng làm cho chất vải trông khá cồng kềnh và nặng nề.
- Khó tẩy rửa: Khi sử dụng chất liệu nhung, người dùng cần hết sức cẩn thận trước các vết bẩn. Bởi việc làm sạch chất liệu này tốn rất nhiều công sức. Bên cạnh đó, khi tiếp xúc với nước thường xuyên, độ bền của vải cũng giảm đi ít nhiều.
- Giá cao: Với những đặc tính nổi bật cùng với chất liệu tự nhiên. Vải nhung thường có giá thành khá cao và chỉ chuyên dùng cho các thiết kế cao cấp.

Vải nhung được phân biệt như thế nào?
Để hiểu hơn về loại vải này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cách phân biệt sự khác nhau giữa chúng.
Phân biệt vải nhung dựa vào cấu trúc của sợi
Đầu tiên, chúng ta có thể dễ dàng phân biệt vải nhung dựa trên cấu trúc sợi của chúng. Chất liệu này ngày nay được tạo nên từ nhiều loại sợi khác nhau như: lụa, cotton, linen, rayon,… Những loại sợi này đều có đặc tính, đặc điểm nổi bật khác nhau.
- Chia sẻ bài viết: Vải thun là gì? Đặc tính và ứng dụng hiện nay
Phân biệt dựa vào nguồn gốc xuất xứ
Là một loại vải cao cấp vô cùng nổi tiếng, vải nhung cũng vì thế mà được ưa chuộng sản xuất tại nhiều vùng lãnh thổ khác nhau. Vì thế chúng ta có thể dựa vào nguồn gốc của loại vải này để phân biệt chúng. Chẳng hạn như nhung đến từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan.

Phân biệt theo màu sắc và chất lượng của vải
Những sản phẩm kém chất lượng thường có màu sắc không hài hoà. Húng ta có thể dựa vào đặc điểm này để phân biệt đâu là loại vải có chất lượng cao.
Các loại vải nhung phổ biến hiện nay
Do nhu cầu sử dụng cao. Vải nhung cũng vì thế mà được chia thành nhiều loại. Với nhiều thành phần chất liệu cũng như đặc tính khác nhau.

- Nhung lụa: Đây là chất liệu nhung truyền thống có giá thành tương đối cao. Chúng được sản xuất hoàn toàn từ sợi tơ tằm cao cấp. Chính vì vậy, loại vải này sở hữu đặc tính mềm mịn, thoải mái khi mặc.
- Nhung cotton: Cũng được dệt từ lụa, nhưng chất liệu này pha lẫn sợi bông cotton. Chúng cũng có được lớp vải mềm mịn. Tuy nhiên, chất lượng không thể so sánh với loại nhung lụa truyền thống.
- Nhung từ tơ nhân tạo: Chất liệu này có chi phí sản xuất tương đối thấp. Do vậy, giá thành sản phẩm cũng phải chăng hơn chất liệu nhung truyền thống. Tuy vậy, chúng vẫn có được những đặc tính nổi bật nhất định. Và chất lượng sản phẩm không hề thua kém bất kỳ loại vải nào.
- Nhung sợi len: Chất liệu này được đan lẫn với sợi len. Do vậy, lớp vải thường khá dày.
- Nhung trơn Hàn Quốc: được đánh giá là một trong những loại vải có chất lượng tốt nhất. Vải nhung Hàn Quốc có được bề mặt nhung mềm mại, lớp vải trơn mịn nhưng lại không quá dày.
- Nhung Trung Quốc: Giá thành của loại vải này tương đối rẻ, do được sản xuất theo quy trình công nghiệp tiện lợi.
Vải nhung được ứng dụng như thế nào trong ngành may mặc?
Với những đặc tính nổi bật cùng với vẻ ngoài sang trọng. Vải nhung được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực thời trang.
- Quần áo: một ứng dụng không thể thiếu trong lĩnh vực may mặc. Vải nhung luôn được ưu ái trong các trang phục sang trọng như váy dạ hội, đầm dự tiệc,… bởi vẻ ngoài tinh tế, thanh lịch. Góp phần làm tăng lên nét đẹp sang trọng của người dùng.

- Túi xách, mũ: Bên canh đó, chất liệu này cũng được ưa chuộng trong các mặc hàng phụ kiện. Một chiếc túi xách bằng nhung luôn được chị em săn lùng mỗi khi xuất hiện.
- Giày: Có được độ mềm mịn cao cũng như độ dày nhất định. Chất liệu nhung cũng được chọn may thành những đôi boot mùa đông. Mang lại cảm giác thoải mái cho người dùng. Cũng như làm tăng lên sự bắt mắt, sang trọng.
Hướng dẫn bảo quản vải nhung đúng cách
Là một loại vải cao cấp. Chính vì thế, vải nhung yêu cầu những bước làm sạch vô cùng cẩn thận. Dưới đâu là một vài lưu ý khi bảo quản loại vải này.
- Không nên dùng máy giặt khi làm sạch vải. Bởi khi chịu lực ma sát cao, lớp vải dễ trở nên bạc màu, mục hoặc làm hỏng cấu trúc vải. Thay vào đó, chúng ta có thể lựa chọn giặt bằng tay một cách nhẹ nhàng.
- Đối với vết bẩn, hãy chọn cách ngâm vải với nước lạnh, sau đó dùng một tấm vải mỏng chà nhẹ lên trên chỗ bẩn. Tuyệt đối không dùng nước nóng hoặc bột giặt có tính tẩy rửa mạnh.
- Hãy chọn những nơi khô thoáng, có bóng râm khi phơi vải. Hạn chế phơi vải nhung ở những nơi có ánh nắng gay gắt.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có được cái nhìn sâu sắc hơn về vải nhung. Về những đặc điểm, tính chất cũng như cách phân biệt loại vải này. Chúc bạn nhanh chóng tìm được chất liệu vải phù hợp nhé.