Vải Polyester Là Gì? Tất Tần Tật Những Điều Cần Biết

Là một trong những chất liệu vải được sử dụng rỗng rãi nhất hiện nay. Vải polyester được biết đến là một sợi tơ nhân tạo. Tuy nhiên, nhờ vào tính ứng dụng cao, loại vải này vẫn chiếm được một chỗ đứng nhất định trên thị trường. Thậm chí còn vượt mặt một số loại sợi tự nhiên khác. Vậy đây là loại vải như thế nào? Cùng Lamifashion.vn tìm ra lời giải đáp thông qua bài viết này nhé.

Giới thiệu chung về vải polyester

Đầu tiên, để hiểu rõ hơn về bản chất của polyester. Chúng ta sẽ tìm hiểu về nguồn gốc cũng như đặc tính của loại vải này.

Vải polyester là gì?

Vải Polyester thực chất là loại vải tổng hợp được sản xuất từ sợi nhân tạo. Loại sợi này được điều chế từ hợp chất ethylene có nguồn gốc từ dầu mỏ. Bằng cách tiến hành phản ứng hoá học từ sự kết hợp của rượu và acid tạo ra quá trình trùng hợp. Trong quá trình này, các phân tử sẽ liên kết với nhau một các ngẫu nhiên là tạo thành sợi polyester.

Vải polyester là gì
Vải polyester là gì

Tuỳ vào quy trình và phản ứng khác nhau, sẽ tạo ra 4 loại sợi cơ bản. Bao gồm: sợi xơ, sợi thô, sợi fiberfill, sợi filament. Tuy khác nhau về bản chất, nhưng 4 loại sợi này đều sở hữu những đặc tính ưu việc của vải nhân tạo. Cấu trúc sợi có độ bền cao, khi dệt thành vải có khả năng chống nhăn và kháng bụi vô cùng tốt. Chính vì vậy chúng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: chăn ga gối đệm, quần áo, thậm chí là đồ lót.

Từ Polyester là từ viết tắt kết hợp của polymer nhân tạo tổng hợp (polyethylene terephthalate PET).

  • Đọc ngay bài viết: Vải nylon là gì? Những đặc điểm và công dụng của vải nylon

Nguồn gốc xuất xứ của vải polyester

Được phát hiện lần đầu tiên tại phòng thí nghiệm vào năm 1930. Polyester nhanh chóng thu hút được sự chú ý của các nhà nghiên cứu Anh Quốc. Sau đó, vào năm 1941 chúng được đầu tư nghiên cứu và đặt nền móng cho sự phát triển của vải polyester sau này

Bước ngoặt phát triển đến vào những năm 1970. Khi những sàn nhảy disco được ra đời và trở nên phổ biến tại Mỹ. Loại vải này cũng vì thế mà được ưa chuộng sử dụng trong hoạt động này. Bởi chúng có được đồ bền cao, lớp vải không bị nhăn khi hoạt động thường xuyên và vẻ ngoài đẹp mắt. Tuy nhiên, vẫn còn một vài tranh cãi xung quanh độ an toàn của loại vải này.

Vải polyester được sản xuất như thế nào?

Quy trình sản xuất vải polyester
Quy trình sản xuất vải polyester

Vải polyester trải qua nhiều thời kỳ đã có những cải tiến nhất định về chất liệu. Bên cạnh đó, sự phát triển của nền công nghiệp cũng mang đến những đổi thay nhất định. Tuy nhiên, quy trình tạo ra sợi polyester vẫn trải qua 5 giai đoạn chính dưới đây.

Thực hiện phản ứng trùng hợp

Bước đầu tạo ra polyester, người ta sẽ tiến hành trộn dimetyl terephthalate cùng với ethylene glycol. Quá trình này sẽ đi kèm với chất xúc tác và được đun nóng ở nhiệt độ cao từ 50 đến 210. Sau đó, phản ứng sẽ cho ra hợp chất monomer.

Bước tiếp theo, nhà sản xuất sẽ tiếp tục mang hợp chất monomer vừa được tạo ra kế hợp với axit terephtalic. Được đun nóng trong nhiệt độ 280. Phản ứng này sẽ hình thành polyester, vào tạo thành từng dải.

Tiến hành sấy khô và làm mát

Ở giai đoạn tiếp theo, những dải polyester sẽ được mang đi sấy khô và làm mát cho đến khi có được độ giòn nhất định. Người ta sẽ tiến hành cắt chúng thành từng mảnh nhỏ. Và tiếp tục thực hiện quá trình sấy khô lần nữa. Để đảm bảo tạo ra các dải polyester đồng điệu về chất lượng

Đùn sợi vải polyester

Ở bước thứ 3, người ta sẽ đun nóng các mảnh polyester nhỏ thành dung dịch đặc sệt tương tự như sỉo. Nhiệt độ đun lúc này sẽ dao động từ 260 đến 270 độ. Dung dịch này sau đó sẽ được chứa trong một thùng kim loại lớn và tiến hành phun. Quá trình này, chúng sẽ thông qua một thiết bị phun ép, đùn thành sợi qua các lỗ nhỏ đa dạng hình dáng. Từ hình tròn, tam giác, lục giác,…

Đùn sợi vải polyester
Đùn sợi vải polyester

Ở công đoạn này, tùy vào kích thước và mật độ phun. Các sợi sẽ xoắn vào nhau và tạo thành các sợi đơn

Đây cũng là quá trình quyết định đặc tính của vải polyester. Tuỳ vào mục đích sản xuất, người ta sẽ bổ sung thêm các chất hoá học, chống tích điện, chống cháy, hay nhuộm màu vào giai đoạn này.

Thực hiện bước kéo sợi 

Sau khi đã hình thành sợi, lúc này, sợi tơ tương đối mềm và giãn. Do vậy nhà sản xuất sẽ tiến hành kéo giãn các bó sợi, chúng có thể dãn dài ra gấp vài trăm lần so với kích thước sợi ban đầu. Quá trình này sẽ thay đổi hoàn toàn đường kính cũng như chiều dài, và độ dày sợi. Nó cũng là nhân tố quyết định độ mềm của vải.

Cuối cùng, cuộn sợi polyester

Bước cuối cùng của quá trình hình thành sợi. Người ta sẽ quấn các sợi tơ nhân tạo đã qua xử lý vào nhiều cuộn sợi khác nhau. Sau đó được chuyển thẳng đến công đoạn dệt.

Ưu điểm và nhược điểm của chất vải polyester

Được ứng dụng vô cùng phổ biến trong nhiều lĩnh vực đời sống khác nhau. Thậm chí, vải polyester đôi khi còn được ưa chuộng sử dụng hơn các sợi vải tự nhiên cao cấp. Lý do vì sao loại vải này lại được yêu thích đến thế? Câu trả lời nằm ở những ưu điểm vượt trội dưới đây của chất liệu này.

Ưu điểm của vải polyester là gì?

Chống nước tốt: được sản xuất từ sợi tơ nhân tạo, trong quá trình sản xuất sợi. Người ta đã nghiên cứu và cải tiến những hạn chế ở các loại vải truyền thống. Do vậy, vải polyester đã ra đời và có được khả năng chống thấm nước cực kỳ cao.

Khả năng chống nhăn: Không chỉ chống nước, polyester còn có được khả năng chống nhăn vượt trội. Bằng chứng là các vận động viên rất ưa chuộng sử dụng loại vải này trong các hoạt động thể thao. Bởi dù chịu tác động mạnh như thế nào, nếp vải vẫn giữ được độ phẳng phiu vốn có.

Ưu điểm của vải polyester - Khả năng chống nhăn tốt
Ưu điểm của vải polyester – Khả năng chống nhăn tốt

Kháng bụi, dễ làm sạch: Bên cạnh đó, lớp vải này còn có thể kháng bụi bẩn cao. Lớp vải được dệt một cách khá chặt chẽ, ngăn chặn những lớp bụi cứng đầu. Chưa hết, quy trình làm sạch loại vải này cũng khá đơn giản.

Màu sắc đa dạng: Khi tiến hành quá trình kéo sợi, người ta đã bổ sung thêm vài yếu tố nhằm giúp lớp vải được nhuộm màu một cách dễ dàng. Do vậy, vải polyester luôn có được những màu sắc đa dạng. Từ tông màu trầm ấm, cổ điển đến tươi trẻ, năng động.

Giá thành rẻ: Sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật là thế, nhưng giá thành của loại vải này loại vô cùng rẻ. Bởi quá trình tạo ra loại vải này không yêu cầu cao về kỹ thuật. Cũng như các thành phần tự nhiên quý hiếm.

Các ưu điểm khác: Ngoài những ưu điểm nổi bật trên, polyester còn sở hữu cho mình khả năng kháng khuẩn, nấm mốc cực kỳ tốt. Bề mặt vải trơn mịn, tạo cảm giác thoải mái khi sờ vào cũng là một điểm cộng cho loại vải này.

Nhược điểm của vải polyester là gì?

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội trên, vải polyester vẫn còn vài hạn chế. Và các nhà sản xuất vẫn đang trong quá trình nghiên cứu nhằm loại bỏ những nhược điểm này.

  • Không thấm hút: Đây cũng là một điểm trừ khá đáng tiết cho loại vải này. Do thành phần sợi nhân tạo nên polyester khá hạn chế trong việc thấm hút mồ hôi. Tuy nhiên, người ta đã cải tiến nhược điểm này bằng cách thêm vào sợi cotton (bông) vào quá trình dệt vải.
Nhược điểm của vải polyester - Không thấm hút
Nhược điểm của vải polyester – Không thấm hút
  • Dễ bắt lửa: Chất liệu này không chịu được nhiệt độ cao. Do vậy, khi tiếp xúc gần lửa hoặc những nơi có nhiệt độ cao. Chúng dễ bị có rút và bắt cháy. Điều này cũng khá nguy hiểm đối với người sử dụng.

 

Những ứng dụng của vải sợi polyester

Với những ưu điểm ưu việt mà vải polyester sở hữu. Loại vải này từ khi xuất hiện cho đến nay vẫn luôn được ưa chuộng và ứng dụng phổ biến vào nhiều lĩnh vực khác nhau.

Công dụng trong ngành may mặc

Lĩnh vực thời trang là lĩnh ưa chuộng sử dụng vải polyester nhiều nhất hiện nay. Nhờ vào những đặc tính nổi bật như độ bền cao, dễ làm sạch giá thành lại rẻ. Các mẫu áo thun thời trang đa dạng về màu sắc luôn hiện diện trong tủ đồ của bất kỳ tín đồ thời trang nào. Bên cạnh đó, khi kết hợp với sợi bông có khả năng thấm hút mồ hôi. Chất liệu polyester tổng hợp cũng được sử dụng may thành đồng phục thể thao.

Một số chất liệu polyester cũng được chọn may thành các phụ kiện che mưa như: dù, bạt,áo mưa,… Nhờ vào khả năng chống thấm nước và độ bền cao.

Trang phục thể thao từ vải polyester
Trang phục thể thao từ vải polyester

Ứng dụng trong công nghiệp

Trong ngành công nghiệp, loại vải này cũng được ứng dụng một cách rộng rãi. Với lớp vải khít có được đồ bền cao, khả năng cách nhiệt lại kháng bụi. Chúng được biến hoá thành các lớp vải công nghiệp, vật liệu cách điện, đệm nhằm phục vụ đời sống.

Sử dụng vải polyester may chăn ga gối nệm

Trong lĩnh vực đồ gia dụng, polyester cũng được yêu thích ở các mặt hàng chăn ga gối nệm. Lớp vải có được độ mềm mại nhất định. Bề mặt trơn mịn, kháng bụi, lại có được đồ bền cao. Đây là sự lựa chọn thật sự hoàn hảo cho các mặt hàng này.

Sử dụng vải polyester may chăn ga gối nệm
Sử dụng vải polyester may chăn ga gối nệm

Làm sạch và bảo quản vải polyester như thế nào?

Thực tế, vải polyester là một loại vải nhân tạo điển hình. Chúng được đã cải tiến để hạn chế những nhược điểm của các sợi vải tự nhiên truyền thống. Do vậy, người dùng không cần quá khắt khe ở quy trình vệ sinh vải.

Làm sạch vải polyester
Làm sạch vải polyester

Bạn có thể linh hoạt chọn giặt tay hoặc giặt máy khi vệ sinh loại vải này. Do chúng có được độ bền tương đối cao.

Polyester nhân tạo có khả năng giữ màu tốt, cấu trúc vải cũng khá chặt chẽ. Đối với các vết bẩn cứng đầu. Bạn hoàn toàn có thể cân nhắc việc sử dụng chất tẩy

Điểm hạn chế duy nhất đó là hãy hạn chế ủi vải ở nhiệt độ cao. Thay vào đó, hãy chọn mức nhiệt thấp hoặc trung bình.

Thông qua bài viết này, hy vọng bạn đã tích luỹ cho mình những kiên thức hữu ích về chất liệu vải polyester. Trong quá trình chọn cho mình loại vải phù hợp, đừng quên tham khảo lại bài viết này để cân nhắc và đưa ra lựa chọn hợp lý nhé.

5/5 - (1 bình chọn)