Vải Không Dệt Là Gì? Ưu Nhược Điểm Của Vải Không Dệt

Ngày nay, khi nhu cầu  về nhu yếu phẩm của con người ngày càng cao. Các loại hàng hóa cũng vì thế mà ngày càng phát triển và không ngừng cho ra đời các sản phẩm thế. Vải không dệt cũng là một trong số đó. Nhằm đáp ứng nhu cầu may mặc của người dùng, bên cạnh việc góp phần giảm thiểu lượng rác thải ra môi trường. Loại vải này xuất hiện và trở nên vô cùng phổ biến trong cộng đồng ngày nay. Cùng Lami Fashion tìm hiểu xem đây là chất liệu gì nhé.

Vải không dệt là vải gì?

Để hiểu rõ hơn về loại vải này, chúng ta sẽ bắt đầu với định nghĩa và nguồn gốc của chúng nhé.

Vải không dệt là gì?

Cùng giống như tên gọi, loại vải này không sử dụng các phương pháp dệt truyền thống như dệt thoi hay dệt kim thông thường. Vải không dệt được tạo ra bằng cách tổng hợp các hạt Polypropylene (nhựa tổng hợp). Bước đầu, các hạt nhựa tổng hợp này sẽ được đem đi nung chảy dưới nhiệt độ cao. Sau đó được kéo thành sợi nhuyễn.

Vải không dệt là gì
Vải không dệt là gì

Thành phần trong loại vải này có thể được thêm hoặc bớt các chất liệu khác, tùy vào nhu cầu sử dụng khác nhau. Sau đó, những sợi tổng hợp này sẽ được mang đi đục màng. Và để tạo thành những tấm vải xốp nhẹ, người ta sẽ sử dụng dung môi hoặc các máy cơ khí để liên kết các sợi lại với nhau.

Nguồn gốc xuất xứ của vải không dệt

Xuất hiện từ rất sớ, vải không dệt cũng có những câu chuyện nguồn gốc khác nhau.

Nguồn gốc xuất xứ của vải không dệt
Nguồn gốc xuất xứ của vải không dệt

Một số nhà nghiên cứu cho rằng, loại vải này bắt nguồn từ những người lữ hành trên sa mạc. Nhằm giảm áp lực và bảo vệ bàn chân khi phải di chuyển liên tục trên sa mạc cát. Họ đã đặt các búi len lên trên dép của mình. Sau đó, nhờ vào áp lực của bàn chân, độ ẩm và nhiệt độ không khí, làm cho búi len trở nên mềm và xốp. Và đây được xem là tiền thân của loại vải không dệt.

Còn tại Châu Âu vào thế kỷ XIX, kỹ sư Garnett được xem là người tạo ra loại vải này. Vào lúc đó, khi nước Anh đang dẫn đầu trong ngành công nghiệp dệt may. Là một kỹ sư, ông nhận thấy thật lãng phí khi phải bỏ một lượng lớn chất xơ thừa trong quá trình sản xuất. Ông đã nghiên cứu và tạo ra một loại máy có thể cắt lượng chất xơ này thành sợi. Và ứng dụng làm thành ruột gối. Thời gian sau đó, phương pháp này được cải tiến, và các loại sợi này được ghép lại với nhau thành những thước vải.

  • Tham khảo bài viết: Vải voan là gì? Những ứng dụng của vải voan trong lĩnh vực may mặc

Vải không dệt có quy trình sản xuất ra sao?

Quy trình sản xuất được chia thành 4 công đoạn chính. Với những nguyên liệu cơ bản như chất xơ trong công nghiệp giấy, chất xơ trong công nghiệp dệt, và filament-một dạng sợi polyester cơ bản.

Bước 1: Tạo màng

Ở bước này, người ta sẽ tạo màng bằng các phương pháp ướt hoặc khí. Dùng máy chải, hoặc các phương phá như SB, MB, hay tạo màng tốc độ cao,…

Bước 2: Xếp màng xơ

Tiếp theo đó, các sợi đã tạo màng được xếp lớp ngang, kéo dãn trên máy và được trộn, uốn thành các màng xơ

Bước 3: Liên kết màng xơ

Sau đó, bằng các phương pháp như xuyên kim, làm rối thủy lực, hóa học, dùng sóng siêu âm, cán lá, kết dính nhiệt… Các màng xơ được liên kết lại với nhau. Với mỗi một phương pháp kể trên, sẽ cho ra sản phẩm có đặc tính khác nhau

Bước 4: Xử lý hoàn tất

Để hoàn tất quá trình này, người ta sẽ tráng một lớp phủ và đốt trên bề mặt vải. Tùy theo yêu cầu của người dùng, lớp vải sẽ được mang đi in hoặc dát mỏng.

Những đặc điểm của chất liệu vải không dệt

Tương tự như những loại vải khác, vải không dệt cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng biệt.

Ưu điểm của vải không dệt bạn cần biết

Độ bền cao, chịu lực tốt

Sở hữu đặc tính của sợi tổng hợp, vải không dệt có độ bền cực kỳ cao và khả năng chịu lực tốt. Những chiếc túi được làm từ loại vải này có thể chịu được sức nặng từ 3-10kg. Người dùng cũng vì thế mà linh hoạt sử dụng vào các mục đích khác nhau

Thân thiện với môi trường

Đặc tính tiếp theo được người dùng vô cùng ưa chuộng đó chính là loại vải này có khả năng tự phân hủy. Vì thế, chất liệu này rất an toàn với người dùng và vô cùng thân thiện với môi trường.

Vải không dệt thân thiện với môi trường
Vải không dệt thân thiện với môi trường

Trong vòng 2 năm, 60% trọng lượng sản phẩm làm từ chất liệu này được phân hủy. Và dần biến mất hoàn toàn trong khoảng 5 – 7 năm. Do đó, vải không dệt được các nhà môi trường khuyến khích người dân sử dụng nhiều hơn bởi đặc tính này.

Giá thành thấp

Một ưu điểm khác của loại vải này chính là giá thành khá rẻ. Từ đó người dùng cũng cân nhắc được vấn đề tài chính của mình trong việc mua sắm. Tuy giá thành có chênh lệch so với các loại vải khác, nhưng chất liệu này vẫn đảm bảo được độ bền nhất định

Màu sắc đa dạng

Được cấu thành bởi hạt Polypropylene, do đó nhà sản xuất có thể dễ dàng điều chỉnh màu vải. Không cần trải qua bất kỳ công đoạn nhuộm màu nào. Vì thế, người dùng có thể thoải mái trong việc lựa chọn màu sắc phù hợp với mục đích sử dụng của mình.

Vải không dệt có màu sắc đa dạng
Vải không dệt có màu sắc đa dạng

In ấn dễ dàng

Nổi lên với các loại túi vải dùng nhiều lần bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp, cửa hàng dễ hàng in tên thương hiệu ,logo lên trên bề mặt những chiếc túi này. Nhờ vào đặc tính dễ dàng in ấn của vải không dệt. Bên cạnh đó, màu sắc và hình ảnh của sản phẩm in cũng giữ được chất lượng và độ sắc nét cao.

Nhược điểm của vải không dệt là gì?

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, loại vải này cũng còn một vài điểm hạn chế. Tuổi thọ của loại vải này không cao. Do chất vải thấm hút tốt và dễ bị phân hủy trong môi trường ẩm ướt. Chính vì thế, khi gặp nước, cấu trúc vải dễ bị biến dạng. Người dùng cần cân nhắc mục đích sử dụng của mình khi chọn mua loại vải này.

  • Tìm hiểu ngay bài viết “Vải oxford là gì? Tại sao vải oxford được sử dụng phổ biến?”: Tại đây

Những công dụng của vải không dệt trong các lĩnh vực

Nhờ vào các đặc điểm ưu việt, cũng như giá thành vừa phải. Vải không dệt được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau.

Vải không dệt được ứng dụng trong nông nghiệp

Ở lĩnh vực này, vải không dệt được tin dùng làm màn che bảo vệ cây trồng. Do đặc tính sản phẩm mỏng, nhẹ, lại thoáng khí. Giúp những người nông dân tiết kiệm được kha khá thời gian trong quá trình canh tác. Một số ứng dụng phổ biến của chất liệu này trong ngành nông nghiệp như: ngăn côn trùng, bảo vệ cây khỏi sâu bệnh, giữ ẩm giúp hạt nảy mầm,…

Trong y tế, vải không dệt được sử dụng như thế nào?

Được tin dùng khi sử dụng số lượng lớn vải trong ngành y tế. Vải không dệt được dùng làm áo phẫu thuật, áo cách ly dành cho các y bác sĩ. Và phổ biến nhất chính là khẩu trang y tế mà chúng ta sử dụng mỗi ngày.

Vải không dệt được sử dụng làm khẩu trang y tế
Vải không dệt được sử dụng làm khẩu trang y tế

Các vật dụng y tế khi tiếp xúc trực tiếp với cơ thể con người thường xuyên. Cần đảm bảo được độ an toàn. Cũng như khả năng tự phân hủy, do việc sử dụng một lần dẫn đến một lượng rác thải lớn. Chính vì thế, loại vải này như một điểm sáng trong ngành y tế, và chăm sóc sức khỏe.

Ứng dụng của vải không dệt trong lĩnh vực may mặc

Trong lĩnh vực thời trang, loại vải này được yêu thích khi may thành các loại túi vải. Bởi đặc tính dẻo dai, chịu lực tốt, cũng như dễ dàng in ấn tạo nên điểm nhấn đặc biệt. Các loại túi này rất được các doanh nghiệp và cửa hàng ưa chuộng. Và đang ngày càng trở nên phổ biến hơn.

Bên cạnh đó, đối với trang phục.. Chất liệu vải này cũng được may thành các loại trang phục biểu diễn, miếng lót quần áo, đế giày và lót giày.

Ứng dụng của vải không dệt trong lĩnh vực may mặc
Ứng dụng của vải không dệt trong lĩnh vực may mặc

Vải không dệt được sử dụng trong bảo hộ lao động

Tương tự như lĩnh vực y tế, đề cao tính an toàn, nhanh chóng và bảo vệ môi trường. Vải không dệt được tin dùng làm thành thiết bị bảo hộ lao động như quần áo, găng tay, mặt nạ chống khói chống bụi hay giày bảo hộ.

Lĩnh vực hàng không sử dụng vải không dệt ra sao?

Nhờ ưu điểm khó bắt lửa, nhẹ và tiện dụng, chất liệu này cũng được tin dùng trong ngành hàng không. Được sử dụng vào các mục đích như làm thành đồ dùng một lần cho khách, hay nội thất máy bay.

Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã tích lũy cho mình những hiểu biết sâu hơn về vải không dệt. Từ đó đưa ra những lựa chọn đúng đắn cho nhu cầu sử dụng của mình.

5/5 - (12 bình chọn)